Những mẹo nhỏ dạy bé học toán

Các thầy cô giáo đều hiều rằng, học sinh càng nhỏ thì bài giảng càng phải trực quan hơn. Trẻ nhỏ thường học hỏi qua những hoạt động thực tế. Bạn ko thể mở 1 trang sách ra và mong chúng hiểu được như người lớn nếu ko giới thiệu trước. Điều này đúng với tất cả mọi người, nhất là trẻ nhỏ hệ mẫu giáo và mầm non. Trẻ nhỏ muốn được nhìn thấy kết quả trước khi chúng mở sách ra. Và tất nhiên, những ví dụ thực tế sẽ giúp cho bài giảng thêm phần thú vị.

  Những điều nói trên đặc biệt đúng với rất nhiều môn học, và toán là một điển hình. Những ví dụ chúng ta có thể sử dụng trong môn này có thể là bất cứ thứ gì trong phòng học. Bạn có thể dùng que kem, hay là những viên gạch. Việc bạn sử dụng cái gì không quan trọng, quan trọng là bạn đưa cho bé những khái niệm đúng đắn.

Ví dụ, ngay trong tuần vừa rồi, tôi đã thực hành 1 bài giảng với các cháu nhỏ trong lớp về vị trí trước, ở giữa và sau. Tôi để các cháu tự sửa bài và bắt chúng tô tròn những vật theo đúng thứ tự trước, giữa và sau Rất có thể gần như cả lớp sẽ làm được điều đó, nhưng với số ít những em ko làm được thì sao? Đây là lúc để những mẹo nhỏ trong giảng dạy lên tiếng. Trước khi kiểm tra vở của các em, tôi đưa ra cho các em xem 1 hộp gồm các khối đươc tô những màu khác nhau. Để lấy ví dụ, tôi lấy ra 3 khối màu: xanh lam, đỏ và xanh lá cây. Sau đó tôi hỏi các em màu nào ở trên, màu nào ở dưới và màu nào ở giữa. Sau đó tôi đưa 1 hộp những khối màu khác nhau cho mỗi bàn, tôi bảo các em lấy ra 3 màu trong hộp và sắp xếp màu nào lên trên, màu nào ở giữa và dưới. Các em đã rất hào hứng với trò chơi này, và thêm nữa đó là khoảng thời gian học rất ý nghĩa. Sau khoảng thời gian ngắn làm những việc trên, chúng tôi trở lại với trang bài tập trong sách Toán và tô tròn những vật ở vị trí khác nhau theo yêu cầu. Lúc này sách vở được xem như là những bài thực hành sau khi giảng dạy.

Như vậy, trẻ đã học cả trong khái niệm và ngoài thực tế. Đây là 1 nguyên tắc đơn giản, và trẻ em sẽ nhớ rất lâu qua những bài học thực tế. Tôi đặt 1 hộp với rất rất nhiều vật khác nhau lên bàn, rồi cho các em chọn lấy những thứ chúng thích, sau đó đặt lại vào hộp. Rồi tôi cho chúng ngồi vẽ lại những gì chúng đã lấy ra khỏi hộp vào bảng của mình.

 Học xong lý thuyết, tôi cho các em thực hành những ngày sau đó, khi cả lớp xếp hàng tôi hỏi chúng xem bạn nào đứng trước, bạn nào đứng sau, rồi hỏi trong 3 em đứng liền nhau xem bạn nào đứng ở giữa. Ôn tập những gì  trong 1 khoảng thời gian là điều quan trọng ko kém.

Cuối cùng cả lớp học về vị trí bên phải và bên trái. Cái này khó hơn cả, tôi nhắc chúng mỗi buổi sáng đặt tay phải lên trái tim và đọc thuộc: Pledge of Allegiance( học tập tốt, lao động tốt, đoàn kết tốt, kỉ luật tốt, giữ gìn vs thật tốt, khiêm tốn thật thà dũng cảm – 5 điều bác Hồ dạy). Rồi cả lớp tổ chức chơi Hokey Pokey: các em phải đưa tay, chân, các thứ phải trái ra rồi rút về. Đây chính là điểm nhấn của buổi học.

Việc học với các em nhỏ nói chung là vui và có rất nhiều điều thú vị. Các em nhỏ không nhất thiết phải làm những hành động y chang như thầy cô giáo, các em hoàn toàn có thể làm theo cách của mình, miễn là các em hiểu được bản chất. Đó mới là điều quan trọng.

Theo Voices

Lượt đọc: 6,352