6 CÁCH TRUYỀN CẢM HỨNG HỌC TOÁN CHO CON
Mặc dù toán học là môn học rất hữu ích và thú vị, chúng ta lại thấy nhiều trẻ nhỏ sợ môn học này. Sợ nhưng không thể tránh, sợ mà vẫn phải học. Vậy tại sao không tìm cách yêu nó trước khi sợ nó. Nhiệm vụ của cha mẹ và các nhà giáo dục là làm sao truyền cảm hứng học toán cho con.
Bởi có cảm hứng thì con mới thích thú tò mò khám phá môn học này.
Tuy nhiên chúng ta cần hiểu là con học toán sớm không có nghĩa là lấy máy tính ra trong giờ chơi, là làm các bài tập, là ngồi nghiêm chỉnh nghe chúng ta giảng giải về các con số hay hình dạng….
Hãy nhìn theo một khía cạnh khác, thực tế là ngay cả khi trẻ không ý thức là mình học toán hay làm toán thì hầu hết trẻ đã phát triển sự hiểu biết về phép cộng và phép trừ thông qua các tương tác hàng ngày. Ví dụ, con có hai chiếc ô tô; con đưa cho em 1 cái và 2 anh em cùng chơi. Sau khi đưa cho em, con thấy rằng mình còn lại một chiếc ô tô. Các kỹ năng toán học khác cũng đến với con thông qua các thói quen hàng ngày — chẳng hạn như đếm các bậc thang khi đi lên hoặc đi xuống, gia đình chúng ta có bao nhiêu người, có mấy bạn đang chơi trò chơi đu quay ở khu vui chơi…. Đây chính là khởi đầu toán học trước khi tới trường. Như thế cha mẹ có thể thấy được là chúng ta có rất nhiều cách để trau dồi kỹ năng toán học sớm cho trẻ và có muôn vàn cơ hội truyền cảm hứng học toán cho con. Vậy chúng ta hãy tận dụng những cơ hội quý báu này để con luyện tập, và đồng thời chúng ta sẽ nói với con rằng đó là toán học, và toán học cực kỳ hữu ích và thú vị.
Vậy truyền cảm hứng toán học cho con bằng những cách nào?
- Luôn cùng con quan sát
Tận dụng mọi cơ hội để con cùng bạn làm quan sát bạn làm việc, giải thích cho con tại sao bạn làm như thế. Đôi khi bạn có thể dùng 1 từ có chút chuyên môn toán học để tăng độ hứng thú và kích thích sự tò mò của con. Ví dụ: con bạn đang chơi trò đếm, 1 quả táo, 1 quả cam, 1 quả cam nữa, thế là có mấy quả nhỉ? Và nếu mẹ chuyển vị trí, chúng ta cùng đếm lại, vậy mẹ có mấy quả nhỉ. Ơ sao lại thế nhỉ, rõ ràng là các quả này ở chỗ khác cơ mà, à vẫn những quả đó thôi, chúng ta chỉ giao hoán chúng, nên ta vẫn chỉ có ngần ấy quả thôi. Con bạn sẽ hỏi: mẹ bảo gì ạ, giao hoán là gì ạ, và bạn hãy nói trong toán học người ta gọi đó là giao hoán, khi con vẫn có ngần ấy thứ, con chỉ đổi chỗ chúng thì ta vẫn chỉ có ngần ấy thứ thôi, tức là tổng số không đổi. Con bạn có thể chưa hiểu hết ở tuổi lên 3, nhưng bạn đừng lo, từ vựng này sẽ tới trong nhiều lần khác, và nó sẽ đọng lại trong con bạn.
- Luôn sử dụng giọng nói truyền cảm hứng, thái độ tích cực mỗi khi bạn rủ con làm một điều gì đó, trong hoặc ngoài các tình huống toán học.
Luôn kèm những lời nhận xét của bạn: ô, toán học thú vị thật, mẹ thấy toán học thật tuyệt, nó giúp mẹ tính toán nhanh ơi là nhanh. Ah mẹ tính ra rồi, nhờ có phép cộng mà loáng một cái mẹ đã biết được nhà mình còn mấy hộp sữa chua…..
Luôn khen ngợi con bạn làm được một điều gì đó, ồ hôm nay con đã giúp mẹ nhiều hơn rồi, hôm qua giúp 1 việc, hôm nay là 2 việc, nhiều hơn 1 việc rồi nhỉ, mẹ vui quá, hãy giúp mẹ nhiều hơn nhé.
Sao hôm nay mẹ lại thấy đỡ mệt hơn nhỉ, con đoán được không? Con bạn sẽ nói “vì con giúp mẹ”, đúng rồi, hôm quan chỉ có 2 bàn tay này (giơ tay bạn lên), hôm nay có thêm 2 bàn tay xinh xinh nữa, – giơ tay con lên, vậy là có tới … để con bạn đếm…. 4 bàn tay, thảo nào làm việc nhanh thế. Bạn có thấy toán không? Có nhé- 1 việc, 2 việc, nhanh hơn, nhiều hơn, 2, 4 bàn tay….
(Còn tiếp)
Lượt đọc: 1,207