Sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ trong 5 năm đầu đời (phần 1)

Trẻ trong 5 năm đầu đời sẽ có rất nhiều điều kỳ diệu mang tính xảy ra. Một trong những điều kì diệu đó là sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ cũng như khả năng giao tiếp.Thời kỳ này trẻ tăng gấp 3 cân nặng so với khi mới sinh, chuyển từ lẫy, bò sang đi đứng, chạy nhảy, từ bập bẹ sang nói, hát. Điều ngạc nhiên là trẻ sớm có thể hiểu được ngôn ngữ trước khi trẻ học nói: đến tháng thứ 6 là trẻ có thể ý thức về tên gọi cũng như bản thân là một cá nhân độc lập

Sự phát triển của khả năng ngôn ngữ song hành với sự phát triển về khả năng giao tiếp của trẻ trong các mối quan hệ xã hội. Não bộ là nơi tiếp nhận, hình thành ngôn ngữ, và trẻ em ở bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng đều tiếp thu ngôn ngữ theo cùng một cơ chế như nhau, sự phát triển của kỹ năng này lại là tiền đề cho sự phát triển của kỹ năng kia: như kỹ năng xã hội và cảm xúc phát triển cùng với sự vận động, kỹ năng giao tiếp hoàn thiện cùng với tư duy.

Các giai đoạn quan trọng trong 5 năm đầu đời xảy ra trong thời điểm linh hoạt; tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra là trong thời đoạn nhất định, phụ huynh sẽ quan sát thấy được những chuyển biến trong khả năng của trẻ. Nên lưu ý rằng không có một thời điểm nào nhất định để trẻ biểu lộ sự tiếp thu các khả năng, và thời gian để phát triển “bình thường” cũng rất khác nhau đối với mỗi trẻ vì mỗi đứa trẻ phát triển và điều chỉnh để tương thích với xã hội bên ngoài theo nhịp riêng của chính mình.

Trong năm đầu tiên kể từ khi chào đời

Trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ ở một tốc độ đáng kinh ngạc. Ngạc nhiên là tất cả những kỹ năng này đều được hình thành từ giai đoạn mới chào đời/sơ sinh, và phát triển nhanh chóng ở những năm đầu đời. Trẻ 1 tháng tuổi đã biết phản ứng với giọng nói, 3 tháng đã biết nhại theo những âm thanh khác nhau, và đến 4 tháng đã biết quay mặt đi tìm nguồn âm trong phòng. Trẻ biết chỉ trỏ bằng tay để biểu thị nhu cầu, biết dùng nét mặt để biểu lộ hạnh phúc, lo âu, khó chịu và nhất là trẻ sẽ bắt chước những hành động của cha mẹ.

Giai đoạn 4 tháng tuổi

  • Biết mấp máy môi rồi đến bập bẹ: Đây là những âm thanh chủ ý đầu tiên từ trẻ ngoài tiếng khóc chào đời.
  • Tiếp đến những âm thanh Ồ À, có thể trẻ chưa có thể diễn đạt bằng lời, nhưng sự gia tăng kiểm soát ở các cơ thanh âm và một hệ thống gọi là phản hồi thính giác cho phép trẻ trở nên quen thuộc với âm thanh ngôn ngữ.
  • Cười sảng khoái để hưởng ứng hoặc tự cười.
  • Phản ứng lại với giọng nói bằng cách yên lặng, lắng nghe và quay đầu; mở to mắt hoặc tỉnh giấc vì tiếng nói lạ trong phòng yên tĩnh.
  • Đến 3 tháng trẻ có thể phân biệt giữa giọng mẹ và giọng những người phụ nữ khác.
  • Biết gây tiếng động để gây sự chú ý – tặc lưỡi, mấp máy, bập bẹ, ríu rít và cả khóc nhè.
  • Đến 4 tháng trẻ có thể hiểu và phản ứng theo nhịp nói chuyện của người chăm sóc.

trẻ trong 5 năm đầu đời

Từ 5 đến 8 tháng

  • Có thể phát ra được 3 hay nhiều âm thanh hơn trong 1 lần hít thở
  • Hưởng ứng khi được gọi tên bằng cách nhìn ngó, lắng nghe, mỉm cười và yên lặng.
  • Biết cách gây sự chú ý bằng tiếng nói.
  • Có thể định hướng nguồn âm không trong tầm mắt
  • Cười, ríu rít, mấp máy môi với những người quen, đặc biệt là khi chơi.
  • Bắt đầu tìm kiếm âm thanh mới lạ.

Từ 9 đến 12 tháng trẻ bắt đầu

  • Bắt chước âm thanh
  • Lắng nghe những từ quen thuộc
  • Biết nói “không” và lắc đầu.
  • Biết nói 2 hoặc 3 từ với bố, mẹ trong khi những người khác có thể không hiểu.
  • Gọi Bố, Mẹ như là tên riêng của phụ huynh.
  • Sáng tạo những từ ngữ riêng để gọi tên đồ vật hoặc ai đó, bập bẹ các âm thanh nghe giống như đang nói chuyện với ngữ điệu không giống nhau.
  • Biết vẫy tay khi nghe những yêu cầu bằng ngôn ngữ.
  • Hưởng ứng những trò chơi tương tác như trò ú tim.
  • Bắt đầu nhận ra vật/hình ảnh qua tên gọi.
  • Đáp lại những chỉ dẫn đơn giản như “giơ tay lên nào”, “mũi của con đâu”
  • Hiểu được 100 từ.

trẻ trong 5 năm đầu đời

Cột mốc 2 tuổi

Giữa 14 và 18 tháng tuổi trẻ sẽ

  • Biết nói rõ ràng 4 từ trở lên
  • Gọi tên một vài đồ vật nếu có ai đó chỉ trỏ đến chúng
  • Biết gọi tên các con vật và đồ vật thông thường.
  • Sử dụng ít nhất là một từ để diễn đạt ý. Ví dụ, con bạn có thể nói “Ăn”.
  • Biết gọi, hỏi đồ vật bằng tên đồ vật đó.
  • Tự sáng tác ra những từ ngữ đầy ý nghĩa.
  • Bập bẹ hoặc nói trong điện thoại đồ chơi và giả vờ như đang trò chuyện.
  • Biết nghe một số yêu cầu đơn giản.

Từ 18 đến 20 tháng trẻ sẽ

  • Biết lắng nghe những câu chuyện ngắn hoặc âm nhạc
  • Phân biệt âm thanh; nhại lại các từ và âm thanh thường xuyên hơn.
  • Sử dụng 10-15 hoặc nhiều từ khác nhau.
  • Nghe theo các chỉ dẫn bằng lời nói, ví dụ như để bút chì ở trên bàn.
  • Có thể bắt đầu biết “hát” theo những giai điệu đơn giản

trẻ trong 5 năm đầu đời

Khi tròn 2 tuổi trẻ sẽ

  • Sử dụng những câu đơn giản
  • Biết phân biệt người theo tên riêng
  • Biết phối hợp giữa các từ với nhau tạo nên câu có cả danh từ, động từ. Ví dụ như ăn bánh quy, thấy cái xe.
  • Lắng nghe những câu chuyện ngắn và xác định hành động/nhân vật trong sách.
  • Hỏi “Cái gì đây ạ?” hoặc “Của con đâu ạ”
  • Nhận dạng các phần cơ thể, quần áo, các đồ vật và hành động thông thường.
  • Bắt đầu biết nghe theo những chỉ dẫn 2 bước đơn giản.
  • Hiểu những từ trái nghĩa.
  • Vốn từ giao tiếp lên đến 300 từ.
  • Biết nói “không”, điều này báo hiệu sự chuyển biến trong nhận thức về bản thân và mong muốn độc lập của trẻ.

 Những năm đầu đời là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ.Nếu vốn từ vựng lớn, khả năng sử dụng ngôn ngữ tốt thì trẻ gặp nhiều thuận lợi khi bước vào trường phổ thông. Bạn đang quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ của con, mong muốn con có khả năng giao tiếp một cách tự tin thì chương trình FasTracTots bản quyền từ Hoa Kỳ dành cho trẻ từ 3- 4 tuổi chính là món quà tốt nhất để cha mẹ dành cho các con.Quý phụ huynh quan tâm chương trình có thể INBOX NGAY TẠI ĐÂY  để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ các chuyên gia giáo dục của Bé Thông Minh

Lượt đọc: 2,664