NHỮNG CÂU HỎI CẦN NÓI VỚI TRẺ (PHẦN 1)
Nhiều cha mẹ cho rằng mình hiểu con cái như hiểu lòng bàn tay của mình bàn tay của bạn. Ta biết những thức ăn trẻ không chịu ăn và những thức ăn chúng mê mẩn. Ta biết khuôn mặt con biểu hiện khi buồn và những câu cảm thán mà trẻ thốt ra khi vui sướng. Không sai khi ta nói đây là những người mà ta thân thiết nhất trong cuộc đời này. Tuy nhiên không ít cha mẹ lại quên những câu hỏi cần nói với trẻ để luôn thân với con.
Mỗi người – bao gồm cả trẻ em – luôn thay đổi và phát triển những sở thích, nỗi sợ hãi, suy nghĩ và cảm xúc mới. Do đó, để tiếp tục hiểu rõ về con, bạn cần liên tục đặt câu hỏi để bắt đầu cuộc trò chuyện.
Một câu hỏi đơn giản như “con muốn làm gì khi lớn lên?” Có vẻ như câu hỏi này không cung cấp quá nhiều thông tin chi tiết, nhưng nếu bạn tiếp tục khuyến khích thảo luận về chủ đề này, bạn có thể ngạc nhiên về những gì bạn có thể biết được.
Khi ta bắt đầu cuộc trò chuyện này, ta cũng có thể giúp con phát triển lòng biết ơn, trí tưởng tượng, sự đồng cảm và sự tự tin.
Bạn có thể đưa ra những câu hỏi này khi đang ở trong ô tô, trên bàn ăn tối hoặc bất kỳ lúc nào khác khi cả gia đình có thể tập trung vào cuộc trò chuyện. Bạn thậm chí có thể tạo ra một trò chơi với chủ đề này. Ta có thể viết ra giấy một số các câu hỏi hoặc gợi ý và cả nhà cùng tham gia bắt thăm và tham gia thảo luận. Để khuyến khích con, bạn có thể nói rằng hồi bé bạn đã mơ ước trở thành một bác sĩ ra sao, điều này có thể khuyến khích con bạn suy nghĩ về một việc mà con cảm thấy thích thú.
Khi bạn muốn hiểu con hơn, những câu hỏi cần nói với trẻ sẽ là:
Những câu hỏi cụ thể về cuộc sống, ước mơ, cảm xúc và giá trị… Những điều này có thể giúp bạn biết và hiểu về con hơn. Những thông tin này cũng có thể cung cấp cho bạn gợi ý về những điều bạn có thể muốn làm với con hoặc giúp con có thêm hiểu biết về lĩnh vực đó.
Những cuộc trò chuyện đơn giản như vậy đôi khi mang tới cảm giác kinh ngạc.
Dưới đây là một số cách bắt đầu cuộc trò chuyện có thể giúp bạn tiếp tục hiểu con mình hơn:
- Con nghĩ gì khi thấy mọi người mặc quần áo như vậy?
- Con thấy thích nhất đức tính gì của mọi người?
- Tại sao con lại thích bạn ấy đến vậy?
- Con thích những người bạn như thế nào?
- Con cảm thấy buồn nhất khi nào?
- Con thấy xấu hổ nhất khi nào?
- Điều gì trong gia đình khiến con thấy buồn nhất
- Theo con khi đánh bạn là dũng cảm hay bênh một người bạn bị bắt nạt là dũng cảm…
- Con thấy vui nhất khi nào?
- Con thấy tự hào về mình nhất khi nào?
Những câu hỏi cần nói với trẻ khi bạn muốn tăng cường mối quan hệ gia đình
Cham mẹ cần làm sao để con cảm thấy rằng chúng là một thành viên quan trọng trong gia đình. Nhiều cha mẹ cho rằng đương nhiên con phải hiểu điều này. Tuy nhiên hãy nhớ rằng khi lớn lên, trẻ thường nhìn vào gia đình bạn bè hoặc gia đình trên TV và tự hỏi sẽ như thế nào nếu chúng được lớn lên trong một môi trường khác. Chúng ta cần nghe những suy nghĩ của con, về những đánh giá cao về gia đình, hoặc những điều trẻ có thể mong muốn khác đi.
Thay vì tranh cãi hoặc bảo vệ những điều có thể hơi khó nghe về gia đình bạn, hãy hỏi con bạn một số câu hỏi tiếp theo.
Bạn cũng có thể rất vinh dự và thậm chí ngạc nhiên khi biết những điều con bạn yêu thích và tự hào khi con thấy mình là một phần quan trọng của gia đình bạn.
Dưới đây là một số câu hỏi có thể khơi mào cho những cuộc trò chuyện thú vị về gia đình:
- Con có nghĩ rằng các quy định trong gia đình mình là hợp lý không? Tại sao chúng ta cần tuân thủ những quy định đó.
- Con cảm thấy thế nào khi bố mẹ quyết định là mỗi tối chúng ta cần dành 1 khoảng thời gian bên nhau, không tivi, không điện thoại.
- Bố mẹ rất muốn có sự công bằng trong khen thưởng hoặc phê bình các con, các con thấy gia đình mình đã đạt được điều này chưa.
- Bố mẹ rất muốn mọi người trong gia đình yêu thương nhau, các con cũng vậy, mẹ thấy con chưa thực sự yêu thương và chia sẻ với em, tại sao vậy.
- Con thấy anh/chị/em mình đáng yêu nhất khi nào?
- Con có cảm thấy tự hào khi mình trông được em khi bố mẹ bận không?
- Theo con điều quan trọng nhất mà bố mẹ dành cho con là gì?
- Con thấy thích nhất ở bố/mẹ điểm nào?
- Con có thấy mình tự hào khi là một thành viên trong gia đình không?
Nếu con bạn không có anh chị em ruột nhưng gần gũi với anh chị em họ, hãy đặt câu hỏi về sự tham gia của những người đó trong gia đình của bạn.
Những câu hỏi cần nói với trẻ khi bạn muốn giúp phát triển lòng biết ơn.
Những đứa trẻ khỏe mạnh cần được rèn luyện về thể chất, những đứa trẻ tốt cần nuôi dưỡng lòng biết ơn. Trong thế giới ngày nay, việc nuôi dạy một đứa trẻ biết ơn có thể là một thử thách đối với nhiều cha mẹ.
Tại sao vậy? Bởi trẻ em ngày này dễ dàng có những gì chúng cần (hoặc nhiều hơn), từ đồ ăn thức uống, đồ chơi hoặc là những điều to tát hơn.
Dưới đây là một số cách bắt đầu cuộc trò chuyện có thể nuôi dưỡng lòng biết ơn:
- Chúng ta rất hay phàn nàn về một điều gì đó mà quên đi là điều không thuận lợi lại có thể mang tới một điều gì khác có ích. Ví dụ con bạn đang mong đi chơi công viên nhưng trời đổ mưa, thay vì cả nhà ngồi thở dài ngán ngẩm thì bạn hãy hỏi : trời mưa mang tới lợi ích gì nhỉ? – mẹ không cần tưới cây, đồng ruộng khô hạn sẽ có thêm nước, rất nhiều người đang mong có mưa…
- Đố con hồi nhỏ mẹ có được đồ chơi này không?
- Có một số thứ bạn không biết là mình cần, nhưng khi được tặng con lại rất hạnh phúc, con có thể kể ra những điều đó không?
- Một số việc mà con có thể làm mà một số người khác có thể không – hoặc không được phép – làm là gì?
- Con cảm thấy biết ơn điều gì trong ngày hôm nay?
Đặt những câu hỏi để nuôi dưỡng lòng biết ơn và tạo thói quen giúp con bạn nhìn về khía cạnh tươi sáng — là chìa khóa để nuôi dạy một đứa trẻ cảm thấy biết ơn về những gì chúng có.
Còn tiếp.
Lượt đọc: 1,766