Xin cha mẹ đừng “giết chết” trí tưởng tượng ở trẻ nhỏ
Nếu bạn thường nói những câu giống hoặc tương tự như thế này với con của bạn “Biển phải tô màu xanh chứ sao lại là màu hồng?”; “Cái này phải xếp như này mới đúng chứ?”; “Đó là cái cốc chứ có phải cái micro đâu”…điều này có nghĩa là bạn cũng đang góp phần “giết chết” trí tưởng tượng ở trẻ nhỏ.
Nhiều cha mẹ thường nhầm lẫn sự sáng tạo của con thành khác người và khó chấp nhận mà quên đi rằng trí tưởng tượng của mình và con khác nhau. Đôi khi chính từ cái bất thường đó ở trẻ lại là tiền đề cho những thành công sau này của con. Hãy lắng nghe những chia sẻ của chị Nguyệt (Thanh Xuân, Hà Nội) sau khi dự giờ một buổi học của lớp FasTracKids – Bé Thông Minh về tầm quan trọng của trí tưởng tượng đối với trẻ nhé!
“Trí tưởng tượng ở trẻ quan trọng hơn kiến thức – Albert Einstein”
Có lẽ không câu danh ngôn nào diễn tả tầm quan trọng của trí tưởng tượng chính xác hơn nhận định của nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein. Và với mình, con người muốn phát triển không thể không dựa vào trí tưởng tượng. Cũng như bao bà mẹ có con nhỏ khác, mình luôn mong muốn con mình phát triển toàn diện và thành công trong tương lai. Chính vì vậy, mình rất quan tâm tới những phương pháp giáo dục tối ưu dành cho con.
May mắn là mình đã có dịp đến dự giờ tại lớp học FasTracKids. Một chương trình học phát triển kỹ năng và làm giàu kiến thức dành cho trẻ. Buổi học mình dự giờ ngày hôm đó là buổi học về Trí tưởng tượng. Ban đầu mình cảm thấy thắc mắc pha chút tò mò khi biết nội dung bài học “Tại sao trí tưởng tượng lại phải học?”; “Sao lại dạy trẻ con trí tưởng tượng để làm gì?”….nhưng sau khi ngồi cùng các con mình đã tìm được lời giải cho những câu hỏi.
Có bao nhiêu người trong số chúng ta hiểu được những tác phẩm hội họa của Picasso hay Van Gogh? Hay đối với chúng ta đó chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc. Ấy vậy mà các bạn nhỏ của lớp FasTracKids lại hiểu được thông điệp mà tác giả truyền tải trong đó. Cùng với sự hướng dẫn của bảng thông minh và gợi ý của cô giáo, các bạn nhỏ sử dụng trí tưởng tượng của mình “hóa thân” vào trong bối cảnh của từng bức tranh, và từ đó cùng phát biểu cảm nhận của mình về những bức tranh. Mình cảm thấy rất bất ngờ khi các con dù chỉ mới 4,5 tuổi nhưng đã có những phát hiện khá sâu sắc về những danh họa này.
Ví dụ như với tác phẩm “Đêm đầy sao”, các con cảm nhận được sự cô đơn, đau buồn, lạnh lẽo của tác giả thông qua những mảnh màu tối và những nét bút đặc tả cơn gió, bầu trời, cái cây trong bức họa. Hay sự bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi trong bức “Sự dai dẳng của ký ức”. Mình chợt nhận ra rằng nếu không có óc quan sát và trí tưởng tượng thì làm sao các con có thể nghĩ ra những ý tưởng cho câu trả lời của mình được.
Phải nói rằng buổi học ngày hôm đó, đưa mình từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, từ cảm nhận sâu sắc cho tới khả năng sáng tạo vô cùng phong phú của các con. Mình đã khá lo lắng khi thấy các con sử dụng kéo để làm bài tập thực hành và nghĩ rằng “Các con còn nhỏ vậy sao đã sử dụng được kéo?” Nhưng không, trái ngược với lo lắng của mình, các bạn nhỏ sử dụng kéo rất thành thạo. Dưới những đôi bàn tay nhỏ bé nhưng vô cùng khéo léo, từng chú cá nhỏ, từng con sóng cứ lần lượt được tạo thành. Và cũng dưới những đôi tay ấy, những nét vẽ xinh xinh khiến cho đại dương trong bức tranh của các con tràn ngập màu sắc.
Điều làm mình bất ngờ hơn cả là các bạn nhỏ hoàn thành khá tốt việc ứng dụng và chuyển giao kiến thức đã thu nhận được trong bài học. Mỗi bức tranh đều có mỗi câu chuyện xung quanh nữa đấy. Ai bảo là cá không biết xây nhà nhỉ? Nhà của những chú cá nhỏ còn được xây những 2 tầng, trước nhà được tô điểm bởi những khóm rong và hòn đá bé xinh.
Cha mẹ hãy để trí tưởng tượng ở trẻ tự do phát triển
Hóa ra là thế giới trí tưởng tượng ở trẻ phong phú hơn mình nghĩ rất nhiều. Chẳng thế mà, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ nhỏ có trí tưởng tượng và óc sáng tạo gấp nhiều lần so với người lớn. Cho tới cuối buổi học, mình đã hiểu rằng trí tưởng tượng thực sự rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trí tưởng tượng giúp trẻ hình dung về cuộc sống, đặc biệt là về tương lai sau này. Trí tưởng tượng là cách các con nuôi dưỡng ước mơ của mình và hiện thực hóa nó khi đã trưởng thành. Ngoài ra, việc tưởng tượng giúp trẻ liên kết những sự kiện thực tế với những điều đang diễn ra trong suy nghĩ, việc này khiến cho các kiến thức dễ ăn sâu vào trí nhớ, đặc biệt phát huy trong các môn học xã hội và tự nhiên đời sống. Thay vì “gò ép” trí tưởng tượng ở trẻ vào khuôn khổ, tại sao cha mẹ không thử để con được “bay nhảy” với ý tưởng của mình.
Nếu không có trí tưởng tượng và óc quan sát, con người có thể nghĩ ra được những phát minh và sáng tạo, có thể làm chủ được cuộc đời mình không hay chỉ răm rắp làm theo lời người khác và sống như một cái máy? Chắc hẳn không một bậc phụ huynh nào lại muốn tước đi quyền tự do cần có và sự hài lòng khi được trải nghiệm của con trẻ. Thấu hiểu được những băn khoăn của các bậc phụ huynh, trung tâm Bé Thông Minh nhận thấy rằng, không chỉ cần phát triển trí tưởng tượng ở trẻ, để trẻ được phát triển toàn diện, trẻ cần được phát triển đồng đều nhiều kỹ năng khác nữa. Vì vậy, các chương trình học của FasTracKids đều xoay quanh việc tập trung phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng cần thiết và làm giàu kiến thức cho trẻ.
Bởi chương trình học của FasTracKids – Bé Thông Minh lấy trẻ làm trung tâm, vì vậy, mỗi học sinh đến lớp học đều có cơ hội tự khám phá khả năng và tiềm năng của mình để học tập trong lớp, học cách mở rộng suy nghĩ của mình rồi giao tiếp thành công với mọi người. Mỗi trẻ được khuyến khích khám phá thế giới và củng cố lòng tự tin để sau này tham gia tích cực vào quá trình học tập.
Hãy bắt đầu những viên gạch đầu tiên xây dựng tương lai tươi sáng cho con mình bằng cơ hội tham gia khóa học FasTracKids, ĐĂNG KÝ HỌC ngay hôm nay và nắm bắt cơ hội quý giá này cho con bạn. Liên hệ 04 39411316 hoặc Hotline 1: 0169 6303868.
Lượt đọc: 1,590