Phát triển Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ

Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh từ khi 4 tuổi. Trẻ bắt đầu giao tiếp bằng những câu nói phức tạp, cùng một số lỗi phát âm và mở rộng thêm vốn từ hằng ngày. Trẻ có thể làm theo sự hướng dẫn và giải thích được những gì chúng thấy. Bốn tuổi trẻ thường xuyên trò chuyện, ít có sự ảnh hưởng từ người khác và nhận được những thông điệp tốt hơn.

Tiếp thu ngôn ngữ (khi nghe hoặc nhìn thấy):

  • Sau 48 tháng, trẻ hiểu được 2500-3000 từ, tính trung bình trong năm sẽ bổ sung thêm khoảng 2000 từ.
  • Trung bình những đứa trẻ có thể tiếp thu 4-6 từ một ngày, ghi nhận các từ mới trong cuộc sống hằng ngày.
  • Tiếp tục học thêm từ khi người lớn đặt tên cho một sự vật và làm gia tăng khả năng suy luận từ một ngữ cảnh. Nhiều từ mới cũng được trẻ học thông qua sự trải nghiệm, nghe đọc từ những những sách có hình ảnh.
  • Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ được mở rộng với các khái niệm khác nhau (ví dụ: hạt, thân, lá, rễ, vỏ cây, thân cây; cánh, mỏ, lông; vây, người cá, vảy; cúc áo, dây kéo, nịt , giày, dép; mặt trăng, mặt trời, ngôi sao, đám mây).
  • Ngoài ra, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ còn phát triển khi học các từ về “thời gian” (ví dụ, ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai, tuần tới, cuối tuần, buổi sáng, buổi chiều, buổi tối), từ về “tiền” (ví dụ, đồng xu, đồng đô la), từ về “trạng thái” (ví dụ, biết, không biết, quên, nhớ, tự hỏi) và từ về “cảm xúc” (ví dụ, thất vọng, ngạc nhiên, tự hào, bối rối, thất vọng, tò mò, vui mừng).
  • Trẻ sẽ tỉ mỉ, rõ ràng hơn trong những từ được sử dụng để giao tiếp (ví dụ: ngã, chim bồ câu, chạy đua, mềm, mỏng, mạnh mẽ, can đảm, nhút nhát, bộ xương).

Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ được hoàn thiện và phát triển

Nhận thức ngôn ngữ:

  • Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển và hiểu được những cử chỉ qua lời nói (ví dụ: nhanh như chớp…).
  • Trẻ làm theo những sự hướng dẫn, đặc biệt từ những hành động được diễn ra sau những hành động trước đó (ví dụ: “Được rồi, hãy tìm góc của gói bánh và nói “cắt ở đây”. Dùng kéo cắt ngay trên những đường chấm chấm mà trẻ thấy và sau đó đổ bột bánh vào bát của trẻ).
  • Tăng kỹ năng ngôn ngữ và hiểu một hành động hay sự vật được giải thích cụ thể bằng lời nói và có thể quan sát được (ví dụ, “Khi chúng ta pha trộn màu sắc, chúng ta có được màu sắc mới. Hãy nhìn màu sắc mà bạn nhận được khi bạn kết hợp màu vàng với màu xanh”). Trẻ bắt đầu hiểu được lời giải thích từ các sự kiện thực tế, miễn là các trẻ học được những kinh nghiệm tương tự.

Nhận thức về phát âm ngôn ngữ:

  • Nhận thức về phát âm không thể sử dụng trong ngôn ngữ bản địa. Hướng tới một ngôn ngữ thứ hai hoặc thứ 3 giúp trẻ mở rộng phạm vi nhận biết, làm cho việc học một ngôn ngữ thứ 2 sẽ dễ dàng hơn.
  • Sử dụng những cuốn sách, giai điệu thích hợp với từng cấp độ của trẻ.

Ngôn ngữ/Từ vựng phong phú (được sử dụng khi nói hoặc viết):

  • Trên 3 tuổi, số lượng từ mà các trẻ hiểu luôn lớn hơn số lượng từ mà trẻ sử dụng. Khi trẻ hiểu từ nhiều hơn, sẽ có sự thay đổi trong tính chất của những từ trẻ sử dụng để nói và viết.
  • Khi không đủ từ vựng để diễn tả chi tiết sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sử dụng những từ tổng quát hơn hoặc mô tả lại các ngữ cảnh. Ví dụ, trẻ có thể gọi bộ xương là “quái vật”, hoặc có thể nói “xương nằm trong cơ thể bạn”. Trẻ có thể nói “con rắn” thay cho một con vật thuộc loài thằn lằn. Hoặc trẻ có thể nói “Đó là xe đạp của bạn” khi có một hình liên quan đến một bộ phận của xe đạp.

Phát âm:

  • Rất ít lỗi phát âm ở hầu hết các trẻ.

Phát triển ngữ pháp:

  • Trẻ bắt đầu giao tiếp bằng những câu phức tạp và nắm rõ quy tắc liên quan đến câu.
  • Mắc lỗi với những từ không thường dùng trong quá khứ hoặc dạng số nhiều. Những từ này khi nghe thường xuyên có thể tiếp tục bị mắc lỗi.

Chia sẻ kinh nghiệm bản thân:

  • Trẻ hay bắt đầu kể một kinh nghiệm bản thân và kèm theo nhiều câu chuyện đầy đủ. Nhưng câu gợi ý vẫn cần để giúp trẻ cung cấp thêm thông tin cho những bạn không quen với câu chuyện này. Một trẻ có thể cung cấp thừa các thông tin không cần thiết nếu không được sự quan sát của giáo viên. Trẻ thường bắt đầu kể câu chuyện theo các tình tiếp, và nhẩy đến các đoạn khác nhau để cung cấp thêm các thông tin về đoạn mà trẻ thích. Kĩ năng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của trẻ thường đi kèm với luyện tập, và cùng với cách người lớn giúp đỡ trẻ trong các năm vừa qua

Kỹ năng đối thoại:

  • Trẻ thường bắt đầu câu chuyện thường xuyên hơn
  • Trẻ cũng thường cảm thấy dễ dàng hơn so với các năm trước khi đợi đến lượt trong khi đang trò chuyện theo nhóm
  • Trẻ hay chuyển chủ đề theo ý thích bản thân, không quan tâm đến chủ đề của cuộc nói chuyện. Khả năng thay đổi chủ đề cũng ít đi so với các năm trước, và ngày càng được cải thiện.
  • Trẻ có nhiều kĩ năng trong việc nói chuyện điện thoại vì kĩ năng nói về các sự kiện trong quá khứ được cải thiện, đối lập với “đây và bây giờ”.
  • Xin trân trọng giới thiệu với quý vị phụ huynh và các em nhỏ <

Lượt đọc: 3,255