6 cách để tạo động lực cho trẻ em (Phần 2)
Con “đối đầu” với bất cứ nguyện vọng nào của bạn. Con không có động lực để làm bất kì điều gì.
Nếu bé không có vấn đề gì về sức khỏe cũng như tâm lý mà vẫn không thể hòa nhập với đời sống gia đình và trường học, bạn cần phải có trách nhiệm hướng dẫn và sát sao đặc biệt với con. Bạn hãy thường xuyên theo dõi những bản báo cáo học tập, những video con học trên lớp để biết con đang phát triển như thế nào. Hãy dành thời gian dạy con học bài, hướng dẫn con những bài tập khó và khơi gợi, lắng nghe những sự chia sẻ của con. Khi con là đứa trẻ khó gần thì chỉ có bố mẹ là những người hiểu nhất sẽ giúp được con. Nếu chúng ta để ý, ta có thể phát hiện rằng con trai mình cực kỳ ghét rửa bát đũa nhưng lại rất thích nấu ăn, cậu bé mong muốn trở thành người đầu bếp thứ thiệt. Hãy chia sẻ và cùng làm với con, nói rằng việc rửa chén bát chẳng có gì phức tạp và khó khăn cả, những người đầu bếp cũng thường xuyên rửa chén bát để phục vụ cho việc nấu ăn của mình. Điều đó có thể làm con bạn cảm thấy mọi việc nhẹ nhàng hơn. Đồng thời cho con biết rằng con phải có trách nhiệm với những điều cơ bản mà con phải làm trong cuộc sống.
Làm thế nào để truyền cảm hứng cho trẻ em khiến chúng tự tạo động lực cho bản thân?
(Dưới đây là một vài lời khuyên để giúp bạn ảnh hưởng đếntrẻ theo hướng giúp con tự tạo động lực.)
- Đừng để sự lo lắng của bạn làm tăng căng thẳng cho con.
Việc đó chỉ khiến bạn khuyến khích trẻ chống lại bạn. Điều này sẽ làm cho con cảm thấy bị ức chế, sau đó phản ứng lại hoặc làm theo mệnh lệnh nhưng không phục trong lòng. Khi ức chế lên đến đỉnh điểm chúng sẽ “chiến đấu” lại với bố mẹ thay vì tập trung tìm kiếm động lực cho bản thân. Lo lắng cho con là điều cần thiết nhưng rõ ràng cái gì đi quá giới hạn cũng không tốt, nó sẽ tạo ra một cuộc đấu tranh giữa bạn và con của bạn.
- Hãy truyền cảm hứng.
Cách duy nhất để thúc đẩy là đừng cố thúc đẩy. Thay vào đó, hướng tới việc tạo cảm hứng cho con của bạn. Làm thế nào để bạn làm điều đó? Hãy là một người truyền cảm hứng. Hãy tự hỏi hành vi của mình là cảm hứng hay kiểm soát. Hãy hiểu rằng con bạn sẽ muốn vùng lên và làm theo cách khác nếu bạn quá kiểm soát. Hãy suy nghĩ về một người nào đó trong cuộc sống đã truyền cảm hứng cho bạn, và làm việc hướng tới mục tiêu đó. Hãy nhớ rằng, điều duy nhất bạn sẽ tạo ra khi bạn cố thúc đẩy con bằng cách áp đặt chính là động lực để con chống lại bạn.
- Hãy để con bạn có những lựa chọn riêng của mình và phải đối mặt với hậu quả.
Hãy để con bạn có những lựa chọn của riêng mình. Khi đó là một sự lựa chọn không ưu việt, hãy để con tự chịu trách nhiệm bằng cách đối mặt với những hậu quả tạo nên. Nếu hậu quả của việc không làm bài tập về nhà của mình bị phạt và trừ hạnh kiểm, thì khi con không nghe lời nhắc nhở con phải tự gánh chịu kết quả dù có như thế nào. Đó sẽ là một động lực cho trẻ đi đúng hướng mà bạn không cần nói cho chúng biết phải làm gì, làm thế nào để làm điều đó, mà chỉ cần giảng dạy con về lý do tại sao con nên quan tâm.
– Theo Debbie Pincus, MS LMHC –
Đọc lại PHẦN 1
Đọc tiếp PHẦN 3
Là bố mẹ, ai cũng mong con mình ngày càng tiến bộ, chăm ngoan và ý thức trong công việc cũng như học tập. Ngay bây giờ bố mẹ hãy TÌM HIỂU và ĐĂNG KÝ chương trình FasTracKids – Làm giàu kiến thức, Phát triển tài năng để trở thành các Nhà Lãnh đạo tương lai cho trẻ 4-8 tuổi để trao tặng cho con một khởi đầu tốt đẹp nhất!
Lượt đọc: 1,827