Giúp trẻ học khoa học như thế nào
Là bậc cha mẹ, bạn muốn chuẩn bị cho con bước vào một thế giới khác rộng lớn hơn thế giới bé nhỏ mà chúng đang được bao bọc. Một xã hội với nền khoa học công nghệ phát triển rất cần những công dân có khả năng được tiếp nhận một nền dạy dỗ tiến bộ hơn nhiều so với những gì chúng ta nhận được trước kia. Mặc dù trẻ có thể không muốn trở thành nhà vật lí học, nhà hóa học, kĩ sư hay lập trình viên máy tính nhưng chúng vẫn cần có nhiều kiến thức về khoa học và công nghệ để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
Sự ham hiểu biết, tính hiếu kì là điều tự nhiên của trẻ, nhưng chúng cần được giúp đỡ để hiểu làm thế nào định nghĩa đúng những gì chúng thấy, và để liên hệ những gì quan sát được với những ý tưởng và sự hiểu biết đang tồn tại. Đó là lí do vì sao sự góp mặt của cha mẹ là rất quan trọng trong việc dạy trẻ học trẻ nhỏ vẫn có thể được biết đến thế giới tự nhiên một cách và quan sát những gì đang diễn ra trong thế giới đó một cách dễ dàng. Điều ít được kì vọng nhất lại đem đến cơ hội học hỏi không ngờ: khi một ít kem rơi xuống vỉa hè lập tức có đàn kiến xuất hiện; khi rửa bát, một số cốc thì nổi còn số khác lại chìm; khi cởi áo len tĩnh điện tích trong áo len làm tóc bạn dựng ngược lên.
Kiến thức khoa học cần được tích lũy dần dần: Để học những thứ mới, bạn phải xây dựng nó trên cơ sở những gì bạn đã biết. Chính vì vậy, việc cho trẻ bắt đầu học sớm (học tại gia) là điều quan trọng. Cách tốt nhất để bắt đầu quá trình học tập là chia sẻ hứng thú về khoa học của bạn với trẻ. Làm thế nào để những miêu tả và câu chuyện của bạn về khoa học cuốn hút trẻ và làm thế nào để trẻ tiếp cận được việc học khoa học. Nếu bạn nói những điều tương tự như “Bố (mẹ) rất ghét khoa học lúc còn đi học. Nó rất nhàm chán” thì chúng sẽ hủy hoại sự vui thích và quan điểm của trẻ đối với việc học khoa học. Mặc dù bạn không thể ép buộc trẻ phải có hứng thú khoa học nhưng bạn có thể khuyến khích sự thích thú của trẻ và giúp trẻ đánh giá đúng giá trị của việc học khoa học trong cuộc sống hàng ngày cũng như chuẩn bị cho tương lai sau này. Hàng ngày, để có những tác động đến trẻ, bạn có thể làm khá nhiều việc để giúp trẻ học khoa học mà không cần ép buộc.
Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn:
– Xem mất bao lâu để một bông bồ công anh hay một bông hoa hồng có thể nở rộ.
– Quan sát mặt trăng khi chúng xuất hiện ở các hình dạng thay đổi khác nhau trong chu kì một tháng và ghi chép lại những thay đổi đó.
– Tìm kiếm các chòm sao trên bầu trời đêm.
– Nướng bánh.
– Tìm cách cứu sống một cây héo.
– Tìm hiểu cách vận hành của máy giặt trong việc vắt khô quần áo.
– Tháo rời các bộ phận của một chiếc đồng hồ hỏng hay một đồ chơi điện tử hỏng – những thứ mà không cần phai lắp ghép lại nguyên trạng.
– Quan sát các loài động vật như bồ câu, sóc, bươm bướm, kiến hay mạng nhện.
– Đi dạo và nói về những điểm giống và khác nhau của loài chó (chim hoặc mèo)
Học cách quan sát sự vật một cách cẩn thận là một bước quan trọng cho những giải thích khoa học. Trải nghiệm thế giới cùng con và trao đổi nhưng thông tin bạn biết với con cũng rất cần thiết.
Cuối cùng, khuyến khích con bạn đặt ra những câu hỏi. Nếu bạn không thể trả lời hết được tất cả các câu hỏi của trẻ, thì cũng không vấn đề gì bởi vì không ai có được mọi câu trả lời kể cả các nhà khoa học. Ví dụ như bạn không có hiểu biết nào về cách chữa cảm lạnh nhưng biết được cách chúng lây nhiễm từ người này qua người kia bởi các loại vi khuẩn cảm lạnh. Một trong những câu trả lời tốt nhất là “Con nghĩ sao?” hoặc “Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé”. Bạn và trẻ có thể cùng nhau đưa ra những câu trả lời, thử nghiệm và kiểm tra chúng bằng việc sử dụng các sách tham khảo, Internet hoặc hỏi một người nào đó có thể biết được câu trả lời chính xác.
Khoa học có mặt ở khắp mọi nơi. Từ nhà bếp ra công viên đến dòng sông kéo dài vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia, bạn và con có thể nói chuyện về khoa học với mọi kinh nghiệm có được hàng ngày.
Lượt đọc: 3,418