Cẩm nang nuôi dạy trẻ 5-6 tuổi

Chia sẻ với các vị phụ huynh về các phương pháp tiên tiến nhất và tốt nhất trong việc dạy dỗ trẻ nhỏ là điều mà Trung tâm Bé Thông minh rất yêu thích, xin chia sẻ tới quý vị Cẩm nang nuôi dạy trẻ 5-6 tuổi:

Mục tiêu cần đạt được đối với trẻ 5-6 tuổi:

  • Trẻ phải phân biệt được thực tế và tưởng tượng
  • Cảm thấy hài lòng về giới tính của mình
  • Liên hệ và phân biệt được cảm xúc, suy nghĩ và hành động
  • Biết giải quyết các vấn đề bằng cách đề xuất ý kiến và sáng tạo

    bé thông minh

    Trẻ 5-6 tuổi đang trong giai đoạn “Cửa sổ cơ hội” – thời kì não bộ phát triển mạnh mẽ nhất

Các dấu hiệu của việc chậm phát triển

  • Sợ hãi quá mức; lo lắng cực độ về sự chia cách; tè dầm; hay xấu hổ; đe dọa hoặc bắt nạt bạn bè; không mạnh dạn tham gia các trò chơi; có những hành vi quan liêu; ăn liên tục; nói quá nhiều; sử dụng nhà vệ sinh thiếu vệ sinh; sợ người lạ quá mức; thiếu quan tâm đến mọi người

Ghi chú: Mặc dù những mục tiêu và dấu hiệu trên là áp dụng cho trẻ từ 3 đến 7 tuổi nhưng mỗi mục tiêu, dấu hiệu đó lại được thể hiện rõ ở những thời điểm khác nhau.

Sự phát triển thể chất của trẻ từ 5-6 tuổi

Những đặc tính thông thường

Những việc cha mẹ nên làm

* Biết tự mặc và cởi quần áo * Để con tự xoay sở với việc mặc và cởi đồ
* Có thể bị viễn thị. Đây là một việc hết sức thông thường, có thể gây ra sự rối loạn trong việc kết hợp giữa tay và mắt. * Đưa con đi kiểm tra mắt nếu hiện tượng này xảy ra. Chấp nhận những hành động kì quặc như là một điều bình thường xảy ra vào giai đoạn này.
* Có thể tự đi vệ sinh
* Có thể bị đau bụng hoặc nôn nếu bị buộc phải ăn những món không thích; thích những món đơn giản thường ngày, thích chọn các loại thức ăn khác nhau, có thể có khẩu phần ăn lớn hơn. * Cho con ăn nhiều loại thức ăn nhưng đừng ép chúng ăn bất cứ món nào.
bé thông minh

Sự phát triển thể chất của trẻ sẽ thay đổi nhiều trong giai đoạn này

Sự phát triển trí tuệ của trẻ từ 5 đến 6 tuổi

Những đặc tính thông thường

Những việc cha mẹ nên làm

* Khi mệt mỏi hoặc lo lắng có thể nói ngọng, nói lắp * Không quá chú ý tới những xáo trộn về ngôn ngữ kể trên bởi đó có thể chỉ là hiện tượng tức thời.
* Chỉ làm những việc mà chúng nghĩ là có thể đạt được thành công, luôn làm theo các chỉ dẫn và tuân theo sự giám sát, hướng dẫn. * Rèn luyện cho con những kĩ năng cần thiết và tạo điều kiện để con có được thành công trong những việc chúng làm.
* Nhận biết được màu sắc, số đếm, biết phân biệt các đồng tiền xu, biết in các bức thư và có một số trẻ còn biết tự học đọc. * Đưa con đi đây đi đó: đến các nhà hàng, cửa hiệu và tạo điều kiện để con tự viết ra tên những người con yêu quý và tên các đồ vật, đặc biệt là những người, vật có tên ngắn.

Sự phát triển về mặt xã hội của trẻ từ 5-6 tuổi

Những đặc tính thông thường

Những việc cha mẹ nên làm

* Có thể sẽ lo lắng nếu không thấy mẹ về vì mẹ là trung tâm trong thế giới của trẻ. * Tránh đi vắng cho đến khi trẻ được chuẩn bị về mặt tinh thần về việc đi và về của mẹ.
* Bắt chước người lớn và thích được khen. * Trẻ cần biết tin vào bản thân
* Chơi với cả bạn trai và bạn gái, luôn bình tĩnh và thân thiện, không quá đòi hỏi trong mọi mối quan hệ, có thể chơi với một bạn hoặc một nhóm bạn mặc dù thích chơi với bạn cùng giới hơn. * Tỏ ra vui vẻ và tạo điều kiện cho con chơi với các bạn
* Thích trò chuyện trong bữa ăn * Cho phép và trả lời những thắc mắc bột phát của trẻ.
* Nhận biết được sự khác biệt giữa hai giới và trở nên khiêm tốn hơn. * Đừng làm trẻ xấu hổ nếu chúng quan tâm tới những khác biệt về giới hay tự khám phá bản thân.
* Quan tâm đến việc em bé ở đâu ra * Đưa ra lời giải thích đơn giản, chính xác.
* Nếu không thích đi học, có thể ọe hoặc nôn * Khuyến khích trẻ khám phá những hoạt động thú vị ở trường.
* Tuân thủ các quy tắc, luật lệ và thường hay phê bình những người không tuân thủ. * Giúp trẻ nhận biết giá trị của sự khác biệt ở mỗi người.
bé thông minh

Bé lớn lên và tự tin trong cuộc sống

Sự phát triển cảm xúc của trẻ từ 5-6 tuổi

Những đặc tính thông thường

Những việc cha mẹ nên làm

* Nhìn chung, trẻ ở tuổi này đều thật thà và thích nghi nhanh * Luôn tôn trọng ý kiến của con
* Có thể sợ một số thứ như: bóng tối, bị ngã, chó. Trẻ còn có thể sợ cơ thể bị thương mặc dù nỗi sợ đó không phổ biến lắm ở lứa tuổi này * Đừng làm lơ trước những nỗi sợ của con
* Nếu trẻ bị mệt, lo lắng hoặc cảm thấy buồn rầu thì chúng có thể có các hành vi sau: cắn móng tay, nháy mắt, ho khan, sổ mũi, mũi giật hoặc mút ngón tay cái * Đừng quá sốt sắng trước những hành vi này của trẻ vì sự lo lắng ở chúng là tức thời và bình thường. Hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ lo lắng và giúp trẻ giải quyết vấn đề. Giúp trẻ quản lý thời gian sao cho chúng có thời giờ nghỉ ngơi và chơi các trò nhẹ nhàng. Hãy đọc truyện cho trẻ nghe.
* Thích làm hài lòng người lớn. * Bộc lộ cho con thấy tình yêu bạn dành cho con bằng các ghi nhận, thừa nhận mỗi khi con cư xử tốt.
* Dễ rơi vào trạng thái lúng túng, xấu hổ. * Luôn để ý tới những điều có thể làm trẻ xấu hổ và giúp trẻ tránh những điều đó.

Sự phát triển đạo đức của trẻ từ 5-6 tuổi

Những đặc tính thông thường

Những việc cha mẹ nên làm

* Muốn mình là một đứa trẻ ngoan, nhưng có thể nói dối hoặc chê bai người khác. Trẻ như vậy là do chúng rất thích làm hài lòng người lớn và muốn chứng tỏ là mình luôn làm đúng. * Không nên quá sốc mỗi khi con nói dối. Nói dối không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng ở tuổi này. Hãy dạy cho con bạn biết sống có trách nhiệm với mỗi hành động của chúng theo một cách tích cực nhất.
* Muốn làm những việc mà chúng cho là đúng và tránh những việc chúng cho là sai. * Khen ngợi tinh thần hành động theo những điều tin tưởng ở con. Đừng phạt con chỉ vì không phải lúc nào chúng cũng ngoan như bạn muốn.

 Trẻ trong độ tuổi 5 – 6 phải học rất nhiều các kỹ năng cũng như kiến thức để chuẩn bị cho cuộc sống.   FasTracKids là một lựa chọn rất tốt cho con bạn bởi vì FasTracKids được xây dựng dành cho giai đoạn cửa sổ cơ hội của mọi đứa trẻ. Hãy ĐĂNG KÝ học Khám phá miễn phí ngay hôm nay  

Lượt đọc: 163,332