Tại sao vui chơi rất quan trọng với trẻ nhỏ?

Phát triển về mặt xã hội và cảm xúc

Trong quá trình vui chơi, trẻ em cũng phát triển năng lực xã hội và trưởng thành về mặt tình cảm. Smilansky và Shefatya (1990) cho rằng thành công ở trường phần lớn phụ thuộc vào khả năng trẻ tương tác tích cực với các bạn và người lớn. Vui chơi đóng vai trò quan trọng với phát triển về mặt xã hội của trẻ và giúp trẻ em làm những điều sau:

  • Thực hành kỹ năng giao tiếp bằng lời và không lời bằng cách đàm phán vai trò, cố gắng tiếp cận để được chơi liên tục và đáng giá cao tình cảm của người khác (Spokek& Saracho, 1998).
  • Ứng xử với những cảm xúc của các bạn trong khi đợi đến lượt và chia sẻ đồ chơi và kinh nghiệm (Sapon-Shevin, Dobbelgere, Carrigan, Goodman, & Mastin, 1998; Wheeler, 2004).
  • Trải nghiệm với các vị trí của mọi người trong gia đình, ở trường học và trong cộng đồng bằng cách tiếp xúc với nhu cầu và mong muốn của người khác. (Creasey, Jarvis, & Berk, 1998; Wheeler, 2004).
  • Trải nghiệm quan điểm của người khác bằng cách làm việc thông qua xung đột về không gian, vật liệu hoặc các quy định một cách tích cực (Smilansky & Shefatya, 1990; Spodek & Saracho, 1998).

Vui chơi hỗ trợ phát triển cảm xúc bằng cách cung cấp cách thức để thể hiện và đối phó với những cảm xúc. Giả vờ đóng kịch sẽ giúp trẻ diễn tả cảm xúc theo 4 cách sau (Piaget, 1962):

1. Đơn giản hoá các sự kiện bằng cách tạo ra một nhân vật tưởng tượng, cốt truyện, hoặc môi trường để phù hợp với trạng thái cảm xúc của mình. Ví dụ, một đứa trẻ sợ bóng tối có thể loại trừ bóng đêm qua tình tiết của vở kịch.

2. Thêm vào các tình huống bằng cách thêm vào các hành vi bị cấm để giả vờ chơi. Một đứa trẻ có thể ăn kem cho bữa sáng trong vở kịch, trong khi thực tế điều này sẽ không được phép.

3. Kiểm soát những biểu hiện cảm xúc bằng cách lặp lại nhiều lần hành động không thú vị hoặc những trải nghiệm đáng sợ. Ví dụ, một đứa trẻ diễn tả lại một tai nạn sau khi nhìn thấy tai nạn giao thông thật sự trên đường.

4. Tránh hậu quả xấu bằng cách giả vờ là một nhân vật có thật hoặc tưởng tượng, có hành vi không phù hợp và phải chịu hậu quả. Ví dụ, trẻ em được bố mẹ cho xem vô tuyến ở nhà có thể giả vờ cho búp bê xem bừa bãi và sau đó sẽ khiển trách “con hư” vì những thói quen xem vô tuyến không được bố mẹ đồng ý.

Ngoài việc thể hiện cảm xúc, trẻ em cũng học cách đối phó những cảm xúc thể hiện ra bên ngoài khi tức giận, buồn, hay lo lắng trong tình huống các em kiểm soát (Erikson, 1963). Giả vờ chơi cho phép các em nghĩ được nhiều kinh nghiệm hơn với cả hai cảm giác khó chịu và dễ chịu. Một ví dụ hay là Alexander 4 tuổi có một con chó mới bị xe đâm. Trong trò chơi đóng kịch ở bệnh viện cho động vật, giáo viên đã nghe cậu bé nói với những em khác là “Tớ buồn vì ô tô làm con chó của tớ bị thương.” Ở đây, em đó đã cố gắng đối phó với cảm giác không hài lòng trong tình huống đáng sợ. Vở kịch cho Alexander diễn tả cảm xúc vì thế bé có thể đối phó trước những lo lắng về chú chó (Landreth & Homeyer, 1998). Tương tự như vậy những trẻ lớn hơn học các kỹ năng cảm xúc có giá trị, chẳng hạn như tự nhận thức thực tế ngày càng cao, khả năng quản lý cảm xúc và tự chủ được cải thiện theo thời gian thông qua các trò chơi và sáng chế. Vì trẻ lớn hơn tham gia các hoạt động vui chơi tự phát và các hoạt động vui chơi có cấu trúc, các em này sẽ hiểu chính mình giỏi ở những lĩnh vực này và chưa giỏi trong những lĩnh vực khác. Những và sức mạnh cơ bắp (Majure, 1995).  Mặt lợi ích của hoạt động vui chơi cho những em đó là phát triển các kỹ năng xã hội và tăng khả năng chịu đựng tình huống căng thẳng.

Phát triển tính sáng tạo

Chúng ta đã nói về vai trò quan trọng của tư duy sáng tạo và biểu hiện trong sự phát triển và học hỏi ở trẻ em. Gần 50 năm qua, Sigmund Freud (1958) cho rằng mỗi đứa trẻ khi chơi đùa sẽ “hoạt động như một nhà văn sáng tạo trong đó nhà văn đã sáng tạo ra thế giới của chính mình hoặc đúng hơn là sắp xếp lại nhiều thứ trong thế giới của mình theo cách mới làm hài lòng anh ta… Nhà văn sáng tạo làm giống những đứa trẻ khi chơi. Ông tạo ra một thế giới ảo mà ông thấy nó rất quan trọng – nơi ông đầu tư một lượng lớn cảm xúc vào đó.” (trang 143-144)

Bối cảnh vui chơi là lý tưởng nhằm hỗ trợ ý tưởng sáng tạo và giàu trí tưởng tượng của trẻ em vì nó tạo ra môi trường tự do nhưng rủi ro. Nghiên cứu hỗ trợ quan điểm vui chơi và tư duy sáng tạo có liên quan đến hành vi vì cả hai đều dựa vào khả năng sử dụng biểu tượng của trẻ em (Johnson, Christie, et al., 1999; Singer & Singer, 1998; Spodek & Saracho, 1998). Jerome và Dorothy Singer (1985, 1998) miêu tả khả năng tham gia sắp đặt – tin tưởng là cần thiết để trẻ em phát triển khả năng tạo ra hình ảnh bên trong, kích thích sự tò mò, thử nghiệm các phản ứng thay thế cho các tình huống khác nhau. Năng lực này được luyện tập khi chơi sẽ tăng cường cho trẻ em khả năng tham gia thành công trong các tình huống mới.

Tư duy sáng tạo có thể được xem như một khía cạnh của giải quyết vấn đề trong đó có nguồn gốc từ vui chơi. Khi trẻ nhỏ sử dụng trí tưởng tượng để chơi, chúng có nhiều sáng tạo, thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ ở trường và phát triển cách tiếp cận giải quyết vấn đề để học tập (Dansky, 1980; Dansky & Silverman, 1973; Frost et al., 2001; Fromberg & Bergen, 1998; Pepler & Ross, 1981; Singer, 1973; Sutton-Smith, 1986).

Tầm quan trọng của vui chơi trong cuộc sống của trẻ em đã được chứng minh là đúng. Khi trẻ em lớn lên và thay đổi, vui chơi vẫn phát triển cùng với các em.

 

Lượt đọc: 11,532