Trẻ 5 đến 6 tuổi học khoa học theo cách nào

Trẻ 5 tuổi thực sự muốn biết nhiều hơn về sự vận động của thế giới xung quanh mình. Những kinh nghiệm thực hành có thể giúp trẻ hình thành những lí thuyết để giải thích được làm thế nào hay tại sao mọi vật lại diễn ra như thế. Trẻ có thể dùng một số công cụ như các thước đo và hệ thống chia độ để thống nhất những thông tin và để thực hiện một cách độc lập những điều tra đơn giản. 5 tuổi cũng là độ tuổi trẻ sử dụng nhiều hơn những từ ngữ mô tả để tiến hành kiểm tra kiểm tra các kế hoạch thực hiện của cả nhóm bằng cách sử dụng đồng hồ bấm giờ, và ghi chép lại những thời điểm mà đối tượng có sự biến động).

Kiến thức về vật lí học:

– Trẻ hiểu rằng nhiều thứ có thể được làm từ những vật chất đã được biến đổi một số thuộc tính (Ví dụ: làm nóng, làm lạnh, trộn, uốn,…) nhưng không phải mọi vật chất đều đáp ứng nhiệm vụ theo cùng một cách.

– Bắt đầu khám phá nguồn gốc và các đặc tính của âm thanh và ánh sáng (Ví dụ: Cố gắng tìm hiểu nơi phát ra âm thanh trong khu phố nới mình sinh sống hay cái gì chiếu sáng cả diện tích lớp học). Các thí nghiệm với những ánh sáng biến đổi bằng cách thay đổi vị trí nguồn phát.

– Làm tăng thêm những hiểu biết về nước và những thuộc tính của nước thông qua những kinh nghiệm cá nhân (Ví dụ: Nguyên nhân sự dao động của nước, quan sát kích cỡ và hình dạng của những giọt nước, nhận biết những đặc điểm của một số đối tượng chìm hay nổi trong nước). Biết rằng nước có thể biến đổi từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại.

– Rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân để hình thành những ý tưởng về vị trí và sự chuyển động.

Kiến thức về khoa học đời sống:

– Trẻ có thể có những hiểu biết về hình thức và chức năng của nhiều loài sinh vật sống (Ví dụ: Chức năng của rễ cây). Từ đó để hiểu được cơ chế cấu tạo bên trong

– Hiểu các cách thức khác nhau khi thực vật và động vật đáp ứng những nhu cầu cơ bản của chúng. Nên có một số kiến thức về nhu cầu của con người từ môi trường (Ví dụ: thức ăn, không khí, nước uống…)

– Có thể phân biệt giữa những thực thể “sống” và “không sống”.

– Có thể áp dụng những hiểu biết của bản thân về nhu cầu của sinh vật để lập kế hoạch tạo ra 1 môi trường trong nhà thích hợp cho các loài thực vật và động vật được đưa vào từ bên ngoài.

– Trẻ nhận ra sự đa dạng và những biến đổi ở thực vật và động vật. Ví dụ như lá của mỗi loài thực vật khác nhau thì có những hình dạng khác nhau hoặc lá ở cùng một cây nhưng không thực sự giống nhau về màu sắc, hình dạng hay kích thước.

– Có thể mô tả được vòng đời của một cây hay một con vật dựa vào quan sát thực tế về những thay đổi mà chúng đã trải qua. Có hiểu biết về chu kì sống của con người vì nó liên quan đến những thành viên khác trong gia đình.

Kiến thức về Trái đất và không gian:

– Trẻ có thể hiểu rằng các loại đá có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau (Ví dụ: đá cuội, sỏi, cát, đất)

– Trẻ biết rằng các điều kiện thời tiết có thể thay đổi hằng ngày và thời tiết thay đổi theo mùa.

– Biết các nguyên mẫu cơ bản của mặt trời, mặt trăng thông việc quan sát.

Lượt đọc: 3,398