Cẩm nang dạy Toán cho trẻ 4-6 tuổi (Phần 2)
Tiếp theo bài Cẩm nang dạy Toán cho trẻ 4-6 tuổi phần 1 chúng tôi xin gửi tới quý vị phần tiếp theo, mời quý vị đọc tiếp:
PHÂN LOẠI: khả năng phân loại của trẻ ngày càng tốt hơn, đặc biệt khi đồ vật giống nhau hay khác nhau, cùng kích thước, màu sắc, độ dài, hoặc hình dạng… Trẻ nhỏ hơn thì thường phân loại đồ vật bởi 1 đặc tính trong khi trẻ lớn hơn có thể phân loại theo nhiều đặc tính, ví dụ: sáng tạo ra một bộ tam giác màu vàng hoặc hình vuông màu xanh.
MỐI QUAN HỆ KHÔNG GIAN: trẻ nhận biết được được các loại hình dạng hình học có quanh trẻ và giải thích mối quan hệ của đồ vật trong môi trường. Trẻ có thể kể cho bạn “bút sáp lăn dưới đi văng” hoặc con mèo đang ngồi trên bàn ăn miếng thịt”. Trẻ có thể hoàn thành một câu đố phức tạp hơn khi tìm hiểu về mối quan hệ không gian.
ĐO LƯỜNG: ở trường trẻ mẫu giáo có thể học những cách đo lường cơ bản sử dụng các đồ vật để đo thay vì dùng thước. Trẻ cũng học phân loại đồ vật dựa trên cân nặng (nặng/nhẹ), khả năng chứa (ít/nhiều), và độ dài (ngắn/dài). Tuy nhiên, trước khi lên 7, trẻ sẽ không biết là dung tích chất lỏng chứa trong một chiếc cốc thấp nhưng to có thể vẫn bằng với dung tích chất lỏng chứa trong 1 cốc cao hơn nhưng nhỏ hơn. Trẻ thường nghĩ là cốc cao hơn sẽ chứa được nhiều hơn, đơn giản vì nó cao hơn. Trẻ mẫu giáo lớn và lớp 1 có thể học cân đồ vật bằng cân thăng bằng.
THỜI GIAN: Trẻ ở lứa tuổi này hiểu đơn giản về khái niệm thời gian. Ví dụ, trẻ có thể biết được 5 phút là khoảng thời gian ngắn đặc biệt khi trẻ nghe “5 phút nữa chúng ta sẽ dọn dẹp đồ chơi”. Trẻ hiểu khái niệm sáng, trưa, chiều, tối và các từ biểu đạt thời gian như trước, sau, tiếp theo. Ở trường, trẻ được học 1 năm dài hơn 1 tháng, và một tháng dài hơn 1 tuần, …
PHỎNG ĐOÁN: qua trải nghiệm, trẻ bắt đầu đưa ra phán đoán về những điều sắp xảy ra. Ví dụ, nếu thấy trời mưa trẻ có thể đoán là cả lớp sẽ phải ngồi trong lớp không được ra ngoài chơi.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Trẻ trong độ tuổi 4-6 có thể giải quyết các vấn đề đơn giản. Ví dụ, nếu bạn nói với trẻ “mẹ có 10 cái kẹo cho 2 anh em, làm thế nào để mỗi người có số kẹo bằng nhau”, trẻ có thể dùng kỹ năng đếm và nhóm lại để chia kẹo đều cho cả 2 anh em. Ở trường trẻ có thể dược học vẽ tranh để giải quyết các vấn đề đơn giản.
MỐI QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ: Trẻ hiểu là nếu chạy ra khỏi nhà khi trời mưa thì sẽ bị ướt. Nếu lấy bánh của bạn thì trẻ có thể đoán được là mình sẽ có nhiều bánh hơn, bạn có ít hơn và như vậy bạn mình sẽ cáu đấy.
Những khái niệm trên đây có thực sự là TOÁN HỌC không nhỉ? Chính là TOÁN HỌC đấy. Những khái niệm này chính là nền tảng cho việc học toán của trẻ sau này. Nếu trẻ học đặt các khối gỗ theo trật tự từ nhỏ nhất tới lớn nhất, trẻ sẽ có thể làm tương tự trong tương lai với các con số. Hiểu về các con số, chúng được sử dụng như thế nào, sẽ giúp trẻ có thể hiểu được giá trị theo vị trí, ví dụ số 256 gồm 2 nhóm 100, 5 nhóm 50 và 1 nhóm 6 khi trẻ bước vào lớp 1. Những hiểu biết này cực kỳ cần thiết khi trẻ phải học các phép cộng, trừ, nhân chia phức tạp hơn. Hiểu được khái niệm một phần-tổng sẽ giúp ích khi học về phân số và số thập phân. Giải quyết vấn đề là kỹ năng được sử dụng trong suốt đời học trò và trong suốt cuộc đời.
Hết phần 2, mời quý vị đón xem phần 3
Chúng tôi có chương trình TEST TOÁN THÔNG MINH RINH HỌC BỔNG LỚN, Lịch test từ ngày 20/10-20/11/2015. Tất cả mọi trẻ đều có cơ hội rinh học bổng bởi chúng tôi đặt nhiều mức học bổng khác nhau, các bài toán đều bằng hình ảnh sinh động, khuyến khích khả năng quan sát, tính linh hoạt, và khuyến khích trẻ động não làm quen với toán học theo cách mà trẻ thấy thú vị nhất. Hãy liên lạc ngay hôm nay.
Lượt đọc: 2,900