Dạy trẻ tiết kiệm cho những mục tiêu ngắn hạn
Dạy trẻ tiết kiệm tiền để dành cho những mục tiêu ngắn hạn là một việc làm rất tốt mà các bố mẹ có thể hướng cho con cái. Bé Thông Minh xin chia sẻ với các bậc cha mẹ một số gợi ý để giúp các con đặt mục tiêu và tiết kiệm để đạt được những mục tiêu ấy.
Vào độ tuổi học cấp 1, hầu hết các trẻ đều coi con lợn đất của mình là một khoản tiết kiệm đặc biệt. Việc đặt ra đích tiêu dùng rất có ích khi trẻ muốn để dành tiền. Đối với một số mục tiêu, trẻ sẽ không cần phải tiết kiệm quá lâu để có đủ tiền. Chúng được gọi là mục tiêu ngắn hạn, và cũng là đích đến mà hầu hết các trẻ em nhỏ đều muốn đạt được.
Có thể sẽ khó khăn với trẻ em khi phải kiên nhẫn chờ đợi trước khi mua được cái gì đó mà mình muốn, nhưng đây là một bài học quan trọng, thiết yếu dành cho trẻ. Bố mẹ có thể nói chuyện với con về những lần con phải chờ để có được thứ gì, và việc này sẽ giúp ích rất nhiều, ví dụ như: xếp hàng đến lượt vào sân chơi, chờ đến ngày nghỉ yêu thích, hoặc xếp lượt trực nhật ở trường. Chuyện đợi đến khi để dành đủ tiền cũng giống như vậy; con có thể chờ, nếu điều này đáng giá.
Hướng dẫn trẻ đặt mục tiêu và html”>dạy trẻ tiết kiệm
Nếu con thực sự rất muốn một thứ đồ chơi (hoặc bất kể cái gì khác) nhưng lại không có đủ tiền để mua nó, hãy giải thích cho con rằng con có thể tự tiết kiệm tiền của mình, bỏ chúng vào một chỗ an toàn như là heo đất hay một cái lọ, đến khi đủ tiền con có thể tự do mua đồ chơi. Giúp đỡ con lập một ngân sách mini cho việc mua sắm và làm rõ:
- Con đã tiết kiệm được bao nhiêu từ trước đó?
- Con sẽ tốn bao nhiêu tiền để mua đồ?
- Con có thể “kiếm” được bao nhiêu tiền mỗi tuần?
- Sẽ mất bao lâu để tiết kiệm đủ tiền?
Giả dụ như con muốn mua một trò chơi giá 15 đô. Con đã có sẵn 5 đô và bố mẹ cho thêm 2 đô mỗi tuần nếu con chăm chỉ làm việc nhà. Hãy giúp con hiểu rằng con cần phải tiết kiệm được 10 đô nữa thì mới có đủ tiền cho trò chơi. Với 2 đô mỗi tuần, con phải chờ 5 tuần. Bố mẹ cũng có thể cho con một số cơ hội để kiếm thêm tiền bằng cách làm thêm các việc nhà khác. Ví dụ như, con có thể giúp bố mẹ nhổ cỏ trong vườn và kiếm được 3 đô. Và quan trọng là bố mẹ phải cho con biết rằng nếu con tiêu tiền vào việc khác, con sẽ mất nhiều thời gian để dành cho mục tiêu trước hơn.
Động viên và giúp đỡ trẻ đúng cách
Viết ra một giấy chứng nhận tiết kiệm cũng rất có ích và là một động lực tốt cho trẻ. Chẳng hạn như ghi lại bảng cân đối mỗi tuần lên cuốn lịch, và khoanh tròn ngày con có thể tiết kiệm đủ tiền bằng bút màu.
Đừng mềm lòng và giúp con số tiền con còn thiếu. Việc này không chỉ khiến bố mẹ bị cuốn vào chuyện “cứu trợ tài chính” đến cuối đời, mà còn làm giảm bớt nỗ lực và cảm giác thành tựu của con so với khi con tự đạt được mục tiêu bằng khả năng của chính mình. Bố mẹ được phép giao thêm việc làm cho con để kiếm tiền, nhưng hãy tránh cho con tiền quá nhiều.
Việc tiết kiệm cũng có thể giúp trẻ bỏ đi một số những mong muốn của chúng. Ví dụ như nhiều em thích mua đồ chơi và khăng khăng phải có nó. Nhưng qua vài lần, trẻ sẽ hiểu được rằng đồ chơi cũng không quan trọng đến thế. Dành thời gian chờ đợi trước khi mua đồ là một cách tuyệt vời để tránh việc chi tiêu thả ga, cũng như là một phương pháp hiệu quả giúp trẻ xác định đúng cái mình muốn và thật sự cần có.
Trẻ em ngày càng phát triển nhiều hơn theo sự phát triển của thế giới, có nhiều điều phải dạy con bạn và một trong những điều quan trọng là dạy trẻ cách chi tiêu thế nào là hợp lý.Chương trình Bạn nhỏ Thông minh Tài chính từ 7 – 9 tuổi sẽ giúp con bạn hiểu hơn về giá trị cũng như cách sử dụng tài chính hiệu quả. Hãy ĐĂNG KÝ cho con bạn để trẻ tạo thói quen tốt ngay khi còn nhỏ!
Lượt đọc: 897