Xây dựng kiến thức tài chính cho trẻ – Phần 1
Kiến thức tài chính cho trẻ về Hàng hóa – Dịch vụ
Hàng hoá và dịch vụ là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong lĩnh vực kinh tế. Kinh Tế Học là bộ môn nghiên cứu về việc sử dụng tài nguyên để làm ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ, hay là chúng được sản xuất, phân phối, tiêu thụ và trao đổi như thế nào. Từ đó thế hệ thanh thiếu niên sẽ có khả năng áp dụng kiến thức về hàng hoá và dịch vụ của mình khi học về các khái niệm kinh tế hoc cao cấp hơn như là sự khan hiếm và mối quan hệ cung-cầu. Tuy vậy, đối với các em nhỏ tuổi hơn, việc đơn giản biết rằng chúng ta dùng tiền tệ để mua cả hàng hoá và dịch vụ là rất có lợi vì các em đã được chuẩn bị để hiểu rõ về sự khác nhau giữa hai khái niệm này.
- Hàng hoá là vật chất.
- Dịch vụ là hoạt động.
1.Hàng hoá
Sản phẩm là những thứ được sản xuất ra hoặc được nuôi trồng mà con người có thể sử dụng hay tiêu thụ. Một cách rất tốt để giải thích khái niệm này cho các em là phân biệt rằng hàng hoá là vật chất mà các em có thể chạm vào. Hãy để trẻ nhìn quanh căn phòng và xem em kể ra được bao nhiêu thứ. Danh sách đó có thể bao gồm những vật dụng như:
– Sách
– Ngũ cốc
– Máy tính
– Đĩa
– Đồ nội thất
– Đồ chơi
– Tranh ảnh
– Thảm trải sàn
Hàng hoá là những vật dụng mà con người mua để dùng một lần (ví dụ như kẹo bánh) hoặc nhiều lần (đồ chơi). Một số sản phẩm được sản xuất (làm ra), chẳng hạn như quần áo, ô tô và máy tính. Một số được nuôi trồng nên, bao gồm hoa quả và rau củ. Hãy giải thích cho trẻ rằng có rất nhiều mặt hàng được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ, cây gỗ được dùng để sản xuất bút chì, giấy viết, đồ nội thất và sân chơi; quần áo, vải vóc được làm từ bông và đồng dùng để đúc tiền xu và dây điện.
2.Dịch vụ
Khác với hàng hoá, dịch vụ là một hoạt động mà một người làm, cung cấp cho một người khác. Trong khi hàng hoá là vật chất, dịch vụ lại là một hoạt động nào đó. Có thể trẻ đã nghe được cụm từ như “nhân viên hỗ trợ cộng đồng” (Community Helper) ở trường học. Community Helper là những người làm việc giúp đỡ cộng đồng và nhiều người trong đó cung cấp dịch vụ dưới hình thức như:
– Tài xế xe bus
– Lính cứu hoả
– Thủ thư
– Nhân viên bảo dưỡng
– Y sĩ
– Công an, cảnh sát
– Nhân viên bưu điện
– Giáo viên nhà trường
Một vài loại hình dịch vụ, bao gồm cả danh sách được liệt kê bên trên, đều được chi trả từ thuế vụ hay tiền đóng cho nhà nước. Những dịch vụ khác là do bản thân mỗi người sử dụng dịch vụ đó thanh toán. Ví dụ như:
– Thợ làm bánh
– Công nhân xây dựng
– Kỹ sư ô tô cơ khí
– Đầu bếp
– Nha sĩ
– Bác sĩ
– Thợ điện
– Nông dân
– Thợ làm tóc
– Y tá
– Phi công
– Thợ sửa ống nước
3.Hàng hoá từ dịch vụ
Có những cá nhân hoặc doanh nghiệp cung cấp những loại hình dịch vụ tạo ra hàng hoá. Ví dụ như, một đầu bếp cung cấp dịch vụ nấu ăn mà thực khách trả tiền và ăn (thực phẩm); người nông dân cung cấp dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi và thu hoạch lương thực mà người dân mua lại và tiêu dùng. Khái niệm hàng hoá-dịch vụ có thể khiến trẻ bối rối, đặc biệt là khi ranh giới giữa chúng bị làm mờ đi như trong trường hợp của người đầu bếp và thực phẩm. Để kiểm tra lại xem trẻ có thật sự hiểu, bạn có thể kể tên vài loại hàng và dịch vụ (sách báo,…) và hỏi trẻ:
– Đây là hàng hoá hay dịch vụ? (Hàng hoá)
– Ai có thể sử dụng nó? (Tất cả mọi người)
– Tại sao họ muốn sử dụng nó? (Dùng để học tập, để giải trí, v.v)
Bé Thông Minh
Trẻ em ngày càng phát triển nhiều hơn theo sự phát triển của thế giới, có nhiều điều phải dạy con bạn và một trong những điều quan trọng là dạy trẻ cách chi tiêu thế nào là hợp lý. Chương trình Bạn nhỏ Thông minh Tài chính từ 7 – 9 tuổi sẽ giúp con bạn hiểu hơn về giá trị cũng như cách sử dụng tài chính hiệu quả. Hãy ĐĂNG KÝ cho con bạn để trẻ tạo thói quen tốt ngay khi còn nhỏ!
Lượt đọc: 738