Giúp trẻ bớt nhút nhát

Làm gì để giúp trẻ bớt nhút nhát.

Tính nhút nhát là cảm xúc phổ biến nhưng ít được hiểu rõ. Mọi người cảm thấy mâu thuẫn hoặc tự ý thức trong các tình huống xã hội mới. Tuy nhiên, nhiều khi tính nhút nhát gây trở ngại cho sự phát triển xã hội và hạn chế việc học hỏi ở trẻ. Bài viết này mô tả nhiều kiểu và các biểu hiện của tính nhút nhát, xem xét các nghiên cứu căn nguyên phát sinh, tính khí, và môi trường ảnh hưởng đến tính nhút nhát, phân biệt nhút nhát thông thường và nhút nhát có vấn đề và gợi ý vài cách giúp đỡ trẻ nhút nhát.

Nhút nhát là gì?

Cảm giác đơn giản nhất của nhút nhát không được rõ ràng và có thể có liên quan đến cơ chế thích nghi giúp cá nhân thích ứng với những kích thích xã hội mới lạ. Tính nhút nhát là cảm giác trộn lẫn giữa các cảm xúc gồm lo sợ và thích thú, căng thẳng và hứng thú. Nhịp tim và áp lực máu có thể tăng lên. Một nhà quan sát nhìn nhận tính nhút nhát qua hành động lẩn tránh, nhìn chằm chằm xuống đất và khi nói chuyện thì dè dặt. Lời nói của người nhút nhát thường nhẹ nhàng, run rẩy hoặc ngập ngừng. Những trẻ nhỏ hơn có thể ngậm ngón tay cái, một số em rụt rè, thỉnh thoảng mỉm cười và quay đi.

Tính nhút nhát được phân biệt từ hai mô hình hành vi có liên quan: sự thận trọng và tách rời xã hội. Sự thận trọng của trẻ đối với người lạ vừa muốn tiếp xúc vừa muốn lẩn tránh họ đặc trưng cho tính nhút nhát. Một số em lớn hơn có thể thích chơi một mình hơn và có mặt với nhu cầu tương tác xã hội thấp, nhưng trẻ thực sự nhút nhát lại không trải nghiệm tình trạng quá căng thẳng .

Trẻ em có thể bị tổn thương do tính nhút nhát tại một số thời điểm phát triển cụ thể. Việc trẻ nhút nhát sợ những người trưởng thành lạ mặt xuất hiện trong giai đoạn thơ ấu. Tiến bộ trong tự nhận thức mang lại tính nhạy cảm xã hội lớn hơn trong năm thứ hai. Tính e ngại có ý thức – có thể là sự ngượng nghịu – xuất hiện khi trẻ 4 hoặc 5 tuổi. Thời kỳ đầu tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn đỉnh cao của tự ý thức.

Tình huống nào khiến trẻ nhút nhát?
Những cuộc gặp gỡ xã hội mới là nguyên nhân thường gặp nhất của sự nhút nhát, đặc biệt là khi người nhút nhát cảm thấy mình là trung tâm chú ý. “Nhút nhát” được cho là do môi trường xã hội thay đổi nhanh chóng và áp lực ở trường và nơi làm việc có tính cạnh tranh với những thứ trẻ em sinh trong những năm 1980 và người lớn phải đối mặt. Người lớn luôn đòi hỏi người khác chú ý tới con họ, hoặc cho trẻ ít được tự do tạo ra cảm giác nhút nhát ở trẻ.

Tại sao một số trẻ em nhút nhát hơn các em khác? Một số trẻ em có thiên hướng nhút nhát: những em này phản ứng bằng những hành vi bẽn lẽn hơn so với các em khác trước các tình huống xã hội mới. Tuy nhiên, ngay cả những em đó cũng cho thấy tính nhút nhát chỉ thể hiện trong một số loại cuộc gặp gỡ xã hội. Các nhà nghiên cứu cho rằng có nguyên nhân về giáo dục và bản tính tự nhiên trong những khác biệt cá nhân đó.

Một vài khía cạnh của tính nhút nhát đã được nghiên cứu. Nền văn hoá và môi trường gia đình tạo ra các mô hình hành vi xã hội. Trẻ em Trung Quốc ngày nay dè dặt trong lời nói hơn so với người da trắng, và trẻ em Thụy Điển cảm thấy lo lắng về mặt xã hội hơn trẻ em Mỹ. Một số cha mẹ cho rằng con họ nhút nhát đã khuyến khích các em đoán trước những thứ các em tự hoàn thành. Người lớn có thể không chú ý đến trẻ em nhút nhát để khuyến khích trẻ tham gia các tương tác xã hội, như vậy sẽ càng làm cho những hành động e thẹn của các em nhiều hơn.

Có nhiều bằng chứng ngày càng rõ về di truyền và tính khí cơ sở cho một vài biến thể của tính nhút nhát có thiên hướng. Thực tế, di truyền đóng vai trò lớn hơn so với bất kỳ đặc điểm tính cách nào khác trong tính nhút nhát. Các nghiên cứu về con nuôi cho thấy tính nhút nhát ở các em là con nuôi giống với của mẹ ruột của mình. Từ 2 đến 5 tuổi, những trẻ rụt rè nhất tiếp tục có hành vi dè dặt kín đáo hơn đối với các bạn cùng độ tuổi và người lạ. Những mô hình thụ động hoặc hạn chế về mặt xã hội rất phù hợp trong các nghiên cứu theo chiều dọc về phát triển nhân cách.

Mặc dù có những dấu hiệu này thì hầu hết các nhà nghiên cứu nhấn mạnh ảnh hưởng về mặt di truyền chiếm tỷ lệ nhỏ trong tính nhút nhát và có những thay đổi. Trẻ em là con nuôi có vài tác phong xã hội của cha mẹ nuôi, và trẻ mới tập đi khá rụt rè cảm thấy dễ chịu hơn nhờ những nỗ lực của cha mẹ.

(hết phần một)

Lượt đọc: 9,608