Giảm nỗi lo lắng về sự chia xa của trẻ 5 tuổi
Mặc dù lo lắng về sự chia xa thường chỉ xảy ra ở các bé 4 – 12 tháng tuổi tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ ở các bé lớn hơn và phần lớn số này thường xuất hiện ở các bé mẫu giáo chừng 5 tuổi. Các nhà khoa học gọi là chứng rối loạn lo âu chia ly. Thông thường, gia đình hoàn toàn có thể động viên tinh thần của trẻ, nhưng nếu nặng hơn trẻ có thể sẽ cần đến một liệu pháp điều trị chuyên nghiệp.
Nguyên nhân có thể là do trẻ đang được chơi ở nhà, gần ông bà bố mẹ bỗng nhiên phải đến trường, bắt đầu đi học và làm quen với môi trường hoàn toàn mới. Hoặc cũng có thể trẻ phải chuyển nhà, phải làm quen với hàng xóm và các bạn mới. Điều này gây ra cho trẻ một số căng thẳng nhất định. Khoảng 5 tuổi trẻ bắt đầu so sánh mình với người khác, khi tiếp xúc với những điều mới lạ, trẻ sẽ phải thay đổi thói quen và hoạt động tích cực hơn. Cha mẹ nên để ý và giúp đỡ trẻ những bước ban đầu.
Khoảng thời gian mỗi đứa trẻ làm quen với môi trường mới cũng khác nhau. Có trẻ chỉ cần vài ngày là hết bỡ ngỡ, tuy nhiên cũng có trẻ vài đến vài tuần, thậm chí là cả năm. Cách cha mẹ phản ứng có thể làm giảm hoặc kéo dài khoảng thời gian này.
Cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện, đưa ra những chủ đề khác nhau để trẻ tâm sự, bộc lộ cảm xúc của mình. Khi được tâm sự, được kể lể trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn, cảm giác mình được chia sẻ, lắng nghe. Và trẻ này sẽ vui vẻ, hòa đồng nhanh hơn.
Ví dụ, khi bé phải chuyển đến học một ngôi trường mới, phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm quan trước, sau đó về nhà chuyện trò về trường mới, về các bạn học. Vỗ về để bé yên tâm, kể những điều vui để bé có hứng thú khám phá những điều thú vị, mới mẻ của ngôi trường. Vào ngày đi học, hãy đưa bé đến sớm và nên hứa với bé rằng cuối ngày sẽ đón về. Một nụ hôn tạm biệt và những cái ôm sẽ làm trẻ trở nên bình tĩnh và tự tin hơn.
Đối với những trường hợp trẻ có biểu hiện lo âu, khó hòa đồng trong thời gian dài cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ tâm lý. Không nên bỏ qua và coi đó chỉ là biểu hiện bình thường của trẻ con. Nếu trẻ thường xuyên ở trong tình trạng đó sẽ dẫn đến những hậu quả xấu, cảm trở khả năng tìm hiểu, tương tác với người khác hoặc dẫn đến những hành vi không mong muốn.
Lượt đọc: 1,665
- 10 cách giúp bé tập trung
- Cẩm nang nuôi dạy trẻ 5-6 tuổi
- Điều gì sẽ xảy ra với chiếc kẹo cao su mà bé nuốt?
- Mẹo giúp cha mẹ giữ bình tĩnh khi dạy trẻ làm bài tập
- Nghệ thuật dạy trẻ biết yêu thương
- Nguyên nhân gây lo lắng ở trẻ em
- Xây dựng tư duy phản biện cho trẻ nhỏ
- Tại sao sự tự tin lại quan trọng?
- Trẻ học được gì qua những trò chơi
- Sự lo lắng của trẻ và cách giải quyết vấn đề