Những sự thật và lầm tưởng về việc học ngoại ngữ của trẻ nhỏ

Phần 1

bullet2Nói hai ngôn ngữ từ nhỏ làm thay đổi đáng kể cấu trúc não

ĐÚNG VẬY! Trong một nghiên cứu gần đây về não bộ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người lớn nói được hai ngôn ngữ phát triển vùng chất xám dày hơn ở bán cầu não trái, nơi kiểm soát các kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp.

Điều này càng rõ ở những người học ngôn ngữ thứ hai trước 5 tuổi và những người thành thạo ngôn ngữ hai. Phát hiện này cho thấy nói song ngữ từ nhỏ sẽ làm thay đổi cấu trúc bộ não. (Nguồn: Khoa học thần kinh, “Tóm tắt về Bộ não”, tháng 9/2008, Não của người nói song ngữ)

Con người học ngôn ngữ mới dễ dàng nhất trước tuổi lên 7 và khả năng này giảm đi đáng kể sau tuổi dậy thì. Tiến sỹ Patricia Kuhl cho biết ”Trước tuổi dậy thì, não linh hoạt và sẵn sàng tạo ra các kết nối mới hơn”. Quá trình học ngôn ngữ ở người lớn là “một quá trình hoàn toàn khác. Bạn sẽ không còn cơ hội để nói tốt như người bản ngữ” (Nguồn: Vì sao trẻ nhỏ dễ học ngoại ngữ).

học ngoại ngữ

Nói 2 ngôn ngữ từ nhỏ sẽ làm thay đổi cấu trúc não

bullet2 Sẽ có hại cho con nếu tôi cố gắng giúp con nói Tiếng Anh ở nhà mà lại phát âm sai

LẦM TƯỞNG! Tiếp xúc với người bản ngữ ở lớp học có thể giúp cải thiện ngữ âm chưa chuẩn xác nhưng không điều gì có thể thay thế lòng nhiệt thành và sự hỗ trợ khi bố mẹ cho con học ngoại ngữ ở nhà!

Nhiều người sống trong các cộng đồng song ngữ thường nói ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ với con. Thực ra bố mẹ không cần quá lo lắng về việc mình sẽ truyền lại ngữ âm “sai” cho con. Một khi con được tiếp xúc với thầy cô và các bạn, con cũng sẽ nói theo ngữ âm của những người xung quanh. Các con có xu hướng nói theo ngôn ngữ trong cộng đồng của con. Bố mẹ không phải là tấm gương duy nhất để trẻ bắt chước. (Nguồn: Deborah D.K. Ruuskanen, Giáo sư Ngôn ngữ Anh tại trường Đại học Vaasa, Phần Lan và là mẹ của ba đứa trẻ song ngữ.)

Không hoàn toàn hiểu về Tiếng Anh hay có ngữ âm không thực sự hoàn hảo không phải là lý do để bố mẹ tránh nói Tiếng Anh với con. Hãy để ý những gia đình di cư và có học ở trường với một ngôn ngữ khác, họ cũng không có những hiểu biết toàn vẹn về ngôn ngữ mới đó. Điều thực sự quan trọng là trẻ được tiếp xúc càng nhiều với ngôn ngữ mới càng tốt. (Nguồn: Giáo sư Francois Grojean – Giáo sư danh dự và cựu giám đốc Phòng nghiên cứu ngôn ngữ và xử lý lời nói Đại học Neuchâtel, Thụy Sĩ)

bullet2Không học ngoại ngữ nữa, con sẽ quên hết những kiến thức đã học?

LẦM TƯỞNG! Kết luận “Sử dụng hoặc nếu không thì sẽ đánh mất” không phải là điều đáng tin cậy. Giống như việc lái xe máy sau nhiều năm không đụng tới, các kỹ năng thường trở lại nếu được luyện tập. Một đứa trẻ sẽ giữ được khả năng nghe, giọng phát âm bản xứ và khả năng học tập ngôn ngữ nhanh nhạy dù việc học có bị ngắt quãng.

Nếu một người bắt đầu học Tiếng Anh từ bé và sau đó bị ngắt quãng, đến một lúc nào đó họ vẫn có thể học lại Tiếng Anh nghiêm túc hơn và vẫn giữ được khả năng nói giọng bản ngữ, kiến thức ngôn ngữ và các chiến lược học ngôn ngữ, dù họ cần bồi dưỡng thêm về từ vựng và ngữ pháp cụ thể. (Tham khảo: Bialystok, E., 1997)

 

Học ngoại ngữ

Những kiến thức và kỹ năng đã được học từ bé sẽ không bị mất đi

bullet2 Học ngoại ngữ sớm giúp trẻ giỏi tiếng mẹ đẻ hơn

ĐÚNG VẬY! Học ngoại ngữ giúp trẻ nâng cao kĩ năng đọc và năng lực ngôn ngữ trong tiếng mẹ đẻ.

Việc học ngôn ngữ sớm sẽ xây dựng “siêu” kỹ năng ngôn ngữ, là sự hiểu biết rộng hơn về sử dụng tổng thể ngôn ngữ, tăng khả năng tích hợp và học các từ vựng mới, tăng khả năng tương tác với các hệ thống biểu tượng.

Tồn tại mối tương quan giữa việc học ngoại ngữ và nhận thức về ngôn ngữ. Một nghiên cứu của Hội đồng giảng dạy ngoại ngữ Hoa Kỳ đã chứng minh tác động của việc học ngoại ngữ đến nhận thức ngôn ngữ của trẻ. Kết quả cho thấy lợi thế nghiêng về những trẻ đã tham gia các lớp học song ngữ từ bậc mẫu giáo: các bạn sẽ giỏi hơn về đánh giá ngữ pháp, sửa lỗi và nhận biết từ. (Tham khảo: Demont, E. (2001). Đóng góp của việc học song ngữ trong phát triển nhận thức về ngôn ngữ học và học để đọc. Tạp chí Quốc tế về Tâm lý học, 36 (4), 274-285.)

Khi so sánh trẻ nói song ngữ 9 đến 10 tuổi thực hiện các nhiệm vụ bằng Tiếng Anh, những người có kỹ năng song ngữ ghi điểm cao hơn khi đọc từ và đánh vần, so với những người chỉ nói một thứ tiếng.(Tham khảo: D’Angiulli, A., Siegel, LS, & Serra, E. (2001). Sự phát triển của việc đọc tiếng Anh và tiếng Ý ở trẻ em song ngữ. Ứng dụng Học Tâm Lý, 22 (4), 479-507) 

Các nghiên cứu cũng đã chứng minh ngoại ngữ có tác dụng tích cực đến trí nhớ và kỹ năng lắng nghe của trẻ. Khi trẻ nhỏ đang phát triển khả năng giao tiếp bằng một hệ thống ngôn ngữ khác, trẻ cũng nhận thức rõ hơn về chính các hiện tượng trong ngôn ngữ mẹ đẻ. Trẻ nhận thức ngôn ngữ và các đối tượng xung quanh là độc lập với nhau, và rằng có rất nhiều cách để đề cập đến cùng một đối tượng (Với 1 quả tảo, có thể gọi là « quả táo » hoặc « apple »). Đây cũng có thể là lý do vì sao các kỹ năng học ngôn ngữ chuyển từ kinh nghiệm học ngôn ngữ này sang kinh nghiệm học ngôn ngữ khác. Kiến thức về một ngoại ngữ còn là một điều kiện tốt cho việc học thêm một ngoại ngữ nữa (Curtain & Pesola, 1988).

bullet2Trẻ học ngoại ngữ sớm có kĩ năng tập trung và làm việc đa nhiệm tốt hơn

ĐÚNG VẬY! Nghiên cứu cho thấy đa ngôn ngữ giúp tăng cường bộ nhớ, kĩ năng lập kế hoạch và các kỹ năng đa nhiệm (cùng lúc làm được nhiều việc khác nhau). Khi trẻ học các ngôn ngữ khác nhau, não được huấn luyện để tập trung vào những thông tin nổi bật và bỏ qua những thông tin không cần thiết, một kỹ năng sau này sẽ hỗ trợ cho sự tập trung, trí nhớ, khả năng lập kế hoạch và làm việc đa nhiệm. (Tham khảo: nghiên cứu tại ACTFL (Hội đồng giảng dạy ngoại ngữ Hoa Kỳ)

Theo languagestars.com

ZigZag English sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị về việc học ngoại ngữ  cho trẻ nhỏ theo những cách thức phù hợp nhất với tâm lý lứa tuổi. Hãy tạo cơ hội cho các con trải nghiệm môi trường học Tiếng Anh thông minh lý thú này ngay hôm nay bằng cách đăng ký ngay. Liên hệ : 04 39411316 hoặc hotline : 0169 6303868.

—> Xem tiếp phần 2

Lượt đọc: 922