4 mẹo nhỏ để trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và chủ động giao tiếp với bố mẹ

Việc trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và chủ động trong giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ. Trong đó việc bố mẹ có dành thời gian để lắng nghe cũng như thái độ tiếp nhận các câu chuyện từ trẻ là yếu tố quyết định.

Thực tế, trẻ lúc nhỏ luôn chủ động nói chuyện với cha mẹ. TS. Kristin, ĐH Arkansas, Mỹ chia sẻ: thái độ lắng nghe của cha mẹ lại quyết định sự chủ động đó có tiếp tục hay không khi trẻ lớn hơn. Được lắng nghe là động lực đầu tiên và quan trọng để trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và tính chủ động trong dẫn dắt giao tiếp. Hơn hết, khi được lắng nghe, trẻ có khuynh hướng sử dụng lời nói để giao tiếp, hơn là dùng những hành động phi giao tiếp như cắn, đánh, la hét khi gặp vấn đề không hài lòng. Do đó, hành vi ương bướng của trẻ cũng do 1 phần cha mẹ thường ít dành thời gian lắng nghe trẻ trước, mà chủ yếu chỉ trích hay phán xét hành vi của trẻ.

Sử dụng kỹ thuật lắng nghe càng tốt thì càng giúp trẻ chủ động trong suy nghĩ và dẫn dắt cuộc trò chuyện. Đây là những điều cha mẹ có thể tham khảo để ứng dụng:

1. Nếu bạn rất bận, thì cũng nên cố gắng dành ít nhất 20-30 phút mỗi ngày để cùng trẻ thực hiện 1 cuộc trò chuyện nhỏ, ở đó bạn để trẻ dẫn dắt hướng giao tiếp. Vai trò của bạn là lắng nghe và đặt câu hỏi. Lợi ích của điều này là làm trẻ chủ động dẫn dắt câu chuyện, và trẻ sẽ học được cách khơi dậy và kết thúc nó.

Ví dụ: khi bạn và trẻ cùng tô màu. Đây là 1 số câu hỏi bạn có thể hỏi khi lắng nghe trẻ: tại sao con chọn màu này cho lá cây? Lá cây có màu nào khác nữa không? Con vật nào ăn lá cây nhỉ?…..Những câu hỏi khơi gợi từ bố mẹ sẽ giúp trẻ phát triển suy nghĩ đồng thời tích cực giao tiếp với bố mẹ hơn.

trẻ phát triển khả năng suy nghĩ

2. Khi bạn đang làm việc mà không trả lời được trẻ, thì hãy hẹn trẻ vào thời điểm khác. Tác hại của việc trả lời đại khái thì lớn hơn là hẹn lại. Do đó, cứ hẹn và giữ đúng lời hẹn là được.

3. Hãy cho trẻ biết bạn lắng nghe và hiểu sự khó nói của trẻ. Trẻ có sự phát triển nhận thức nhanh hơn sự phát triển lời nói. Do đó, khi nói chuyện trẻ nói nhanh, nói ngọng và thường tỏ ra bực tức nếu diễn đạt không được. Lúc này, bạn hãy nói với trẻ: “Mẹ có thời gian nghe con nói, ngồi xuống đây, rồi con nói chậm lại để mẹ hiểu nhé!” Thái độ bạn tôn trọng và lắng nghe là hành động tích cực giúp bé biết lời nói của bé rất quan trọng với bạn. Điều này gián tiếp tạo sự tự tin ở trẻ.

4. Đáp ứng lắng nghe và khuyến khích trẻ diễn đạt từng độ tuổi

* Dưới 1 tuổi: Trẻ không dùng từ rõ ràng, chủ yếu bằng tiếng la í ớ hoặc tiếng khóc, hơn nữa trẻ cũng chưa nghe hiểu bạn. Đáp ứng nghe của bạn phải tích cực bằng ánh mắt. Đó là cách duy nhất trẻ hiểu bạn. Thái độ đáp ứng tùy tình huống, nhưng tự nhiên. Khi cần nghiêm nghị tỏ không đồng ý thì bạn có thái độ nghiêm và cứng rắn.

* 1-3 tuổi: Trẻ học từ và câu ngắn, nhưng diễn đạt chưa rõ ràng. Đáp ứng cần ánh mắt và cả hình thể của bạn. VD, bạn cần hạ thấp người để ngang bằng trẻ khi trò chuyện hay khuyên nhủ trẻ.

trẻ phát triển khả năng suy nghĩ

* 4-10 tuổi: Độ tuổi ngôn ngữ và nhận thức đi chung đường, nhưng trẻ nhạy cảm với thái độ. Lỗi cha mẹ thường gặp ở độ tuổi này là nói chuyện qua loa hay nói cho được ý của mình. Lỗi này sai phạm trước 3 tuổi có thể được trẻ dễ dàng bỏ qua, nhưng độ tuổi này sẽ làm khoảng cách của bạn và trẻ xa hơn, đặc biệt trong giao tiếp. Do đó, bạn bận thì cứ nói “mẹ đang bận, đợi mẹ xong mẹ sẽ nói chuyện với con” vẫn tốt hơn khi bạn nói “uhm, mẹ hiểu rồi”. Một lát sau, trẻ không thấy mẹ làm và quay lại hỏi thì bạn ngỡ ra không nghe và hỏi lại. hãy nhớ rằng mỗi lần hỏi lại là sẽ tăng khoảng cách gần gũi giữa bạn và trẻ.

Bé Thông Minh tạo điều kiện cho học sinh được thảo luận, thuyết trình trước lớp để rèn luyện sự tự tin. Tại đây trẻ luôn được khuyến khích nói câu đầy đủ và dùng từ mới để mở rộng khả năng ngôn ngữ. Làm việc theo nhóm giúp trẻ thực hành kỹ năng đàm phán, giao tiếp và kết hợp với nhau thành 1 đội để hoàn thành các công việc. Quý vị quan tâm đến sự phát triển toàn diện của trẻ đừng bỏ qua cơ hội vàng, hãy liên hệ ngay hotline 0982929815 – 0961362606 để được TƯ VẪNHỖ TRỢ ĐĂNG KÝ TRẢI NGHIỆM các chương trình.

Lượt đọc: 1,729