Giúp con làm quen với ngôn ngữ Toán

Dạy con làm quen với ngôn ngữ Toán thật đơn giản.

Ngôn ngữ Toán rất quan trọng đối với trẻ, tuy nhiên bạn không cần thiết phải quá căng thẳng về vấn đề này, hãy nghĩ tới việc bạn và trẻ tham gia vào một trò chơi mới, mà trong đó thay vì các từ vựng thông thường bạn sẽ cùng con nói về chủ đề Toán học. Bạn sẽ thấy trẻ học ngôn ngữ Toán  đơn giản như đang nói về những chủ đề khác nhau mà bạn cùng con vẫn trao đổi hàng ngày

Bạn hãy phân chia thời gian cho bé nói về những kinh nghiệm của mình khi tham gia trò chơi xây dựng từ vựng toán học, tạo cơ hội cho bé sử dụng lại những từ mới đó.

Những cuốn truyện tranh thú vị cùng hình ảnh đẹp vể các hình dạng, hình khối, con vật, tranh tô màu…sẽ tăng cường khả năng học từ vựng cho bé, đừng quan trọng phải có chữ Toán mới là ngôn ngữ Toán

Bạn có thể xây dựng một trò chơi tập thể và rủ bé tham gia cùng, chia nhóm, đếm người, bằng nhau, ít hơn, nhiều hơn, lớn hơn nhỏ hơn, tất cả đều là ngôn ngữ Toán đấy.

Chúng tôi chia sẻ với bạn trò chơi Toán học với  những khối bằng gỗ.

Cách chơi:

Cho mười bạn nhỏ hoặc nhiều hơn ngồi xung quanh một tấm thảm. Bạn thứ nhất cầm khối hình lên và nói: “Khối hình của mình màu đỏ, hình chữ nhật”. Giáo viên sẽ gợi ý những từ ngữ dùng để miêu tả hình khối nếu trẻ cần trợ giúp. Bạn tiếp theo sẽ cầm một khối khác với khối bạn trước đã lựa chọn và cũng miêu tả hình đó: “Của mình là hình trụ, màu cam”. Giả sử trong trường hợp này bé miêu tả sai hình dạng của hình khối, thầy cô giáo sẽ sửa lại và đưa cho các em từ vựng mới bằng cách nói: “Đây là khối tròn mà bạn Joe đã gọi là hình trụ”. Trò chơi sẽ tiếp tục , mỗi trẻ đều được chọn, miêu tả hình khối của mình  cho đến khi trẻ học và phân biệt được hình dạng của các khối đó. Đây chính là cách rất hữu dụng để trẻ làm quen với các khái niệm và từ ngữ về Toán học. Nếu khéo léo bạn có thể tận dụng được rất nhiều cơ hội từ môi trường xung quanh để dạy bé làm quen với ngôn ngữ Toán .

Một số bí quyết nhỏ giúp con làm quen với ngôn ngữ Toán dễ và hay hơn

Bạn hãy tránh việc nói chung chung với trẻ, ví dụ, thay vì nói thả cái này vào bồn tắm, bạn hãy nói, thả khối hình lục giác màu vàng vào trong bồn tắm. Hãy nói “đưa cho mẹ/thầy/cô cái hình vuông, dày, chứ không phải đưa cho mẹ khối mỏng” hoặc “Justin cầm khối vuông này, Anne cầm khối hình cầu và mẹ sẽ cầm khối chữ nhật”. Bạn hướng dẫn và miêu tả tỉ mỉ cho trẻ bao nhiêu, trẻ sẽ chú ý và nhận biết các thứ nhanh bấy nhiêu.

Hãy tạo cho trẻ  thật nhiều cơ hội sử dụng những từ ngữ liên quan đến toán mà chúng mới được học bằng cách đặt các câu hỏi như: Cái này hình gì? Con sử dụng chúng để làm gì? Những thứ này có giống với hình tròn, vuông, v.v… không?

Hãy nhớ rằng mục tiêu là để giới thiệu ngôn ngữ Toán học cho trẻ mẫu giáo và mầm non, bởi thế, bạn hãy để bé khám phá ra những khái niệm toán học bằng các đối tượng cụ thể chứ không phải bằng các bạn đưa ra các từ ngữ và buộc bé phải ghi nhớ, học thuộc một cách máy móc. Bạn hãy coi việc dạy ngôn ngữ Toán cho trẻ giống như việc bạn đang giới thiệu cho con những loại thực phẩm mới, động vật hoặc các đồ chơi mới.

Các bé nghe từ vựng Toán học được sử dụng với các hoạt động hàng ngày càng nhiều thì mức độ sử dụng sẽ càng nhanh và chính xác.

Hãy dạy con học Toán, sử dụng Toán trong cuộc sống, có rất nhiều ví dụ bạn có thể tham khảo:

  • Con phân loại, sắp xếp các trình tự, hoạt động,  từ ngắn đến dài, to đến bé khi sắp xếp đồ chơi, xếp bát ăn cơm, bát canh hay các loại đĩa mẹ đựng thức ăn trên bàn ăn.
  • Đếm số lượng, số hoạt động các nhóm, khái niệm ít hơn, nhiều hơn bao nhiêu, bạn có thể làm điều này cùng con khi đi hiệu sách, đi mua hàng trong các siêu thị
  • Đoán, ước tính độ dài, số lượng các đồ vật xung quanh như bàn ghế, giường tủ, ô tô, …
  • Số đếm hàng chục, hàng trăm , hàng ngàn, cách tính cộng trừ nhân chia, số thập phân.
  • Hình học: tên của các khối mô hình: hình tròn, vuông, lục giác, tam giác, hình thang, hình thoi, hình vuông, hình tam giác, điểm, đường cong, đường thẳng, góc, cạnh, các khối đối xứng, v.v…những thứ có rất nhiều trong gia đình, trong trường học, các nơi bạn đưa con đến để học hay vui chơi
  • Đo lường: cao hơn, ngắn hơn, hẹp hơn, trọng lượng, diện tích, thời gian giờ phút giây, cm, km, gang tay, v.v…
  • Tiền: đồng xu, đồng đô la, tiền mặt, ngân hàng, tiết kiệm.
  • Vị trí: gần đến xa, bên cạnh, giữa, bên trong, bên ngoài, trên dưới, trước sau, trái phải, gần hơn nữa, xa hơn nữa.

Ngoài ngôn ngữ nói hàng ngày, bạn hoàn toàn có thể dạy bé ngôn ngữ toán học thông qua văn học, thơ ca và các bài hát. Hãy tận dung cơ hội và những hoạt động xung quanh để việc học của bé nhẹ nhàng, đến một cách tự nhiên và sâu sắc.

Theo Kindergarten

Chương trình

Lượt đọc: 5,040