Khoa học về chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Theo các bác sĩ, các hướng dẫn về dinh dưỡng cho người lớn là không thích hợp với trẻ em dưới 5 tuổi. Các em nhỏ cần một lượng lớn ca-lo và các chất dinh dưỡng để có thể phát triển hoàn thiện nhưng dạ dày lại nhỏ. Vì vậy, các em cần được cho ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng.
Trong khi người lớn và các em lớn hơn cần có một chế độ ăn ít chất béo thì các em dưới 5 tuổi lại cần một chế độ ăn cung cấp vừa đủ lượng chất béo.
Trẻ nên hấp thụ lượng chất béo cần thiết này từ những đồ ăn mà cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như thịt, các loại cá có chứa nhiều dầu và sữa tươi (các loại sữa mà đã qua xử lý thì không tốt cho trẻ dưới 2 tuổi và sữa đã được hớt hết váng thì không tốt cho trẻ dưới 5). Việc trẻ hấp thụ chất béo theo cách này sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc hấp thụ chất béo từ những đồ ăn có hàm lượng chất béo cao nhưng ít vi-ta-min và khoáng chất như bánh ngọt, bánh quy hay sô cô la.
Trẻ cũng không nên ăn quá nhiều các loại đồ ăn giàu chất xơ bởi chúng làm cho trẻ cảm thấy no rất nhanh. Theo đó, trẻ sẽ không ăn đủ và không hấp thu đủ lượng ca-lo và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, khi trẻ đến tuổi đi học thì trẻ lại nên chuyển dần sang chế độ ăn ít chất béo hơn và nhiều chất xơ hơn. Khi lên 5, trẻ nên ăn ít chất béo, muối, đường và ăn nhiều hơn rau quả-giống như người lớn vậy.
Một điều may mắn là dù trẻ có ở tuổi nào thì chúng cũng rất dễ đạt được một chế độ ăn cân bằng và giảm nguy cơ béo phì nếu ăn các loại thực phẩm thuộc bốn nhóm chính sau đây:
- Bánh mì, khoai tây và các loại ngũ cốc – đây là các loại thực phẩm có chứa tinh bột, bao gồm cả mì ống và gạo- cung cấp năng lượng, chất xơ, các loại vi-ta-min và khoáng chất
- Hoa quả và rau – Nhóm thực phẩm này cung cấp chất xơ, vi-ta-min, khoáng chất và có chứa các chất chống ô xi hóa.
- Sữa và các thực phẩm từ sữa – Nhóm này cung cấp can-xi giúp xương và răng chắc khỏe, cung cấp protein tăng trưởng cùng với các loại vi-ta-min và khoáng chất khác
- Thịt, cá và các thực phẩm phụ gia – Nhóm thực phẩm này, bao gồm cả trứng và các loại đậu cung cấp protein, vi-ta-min và khoáng chất, đặc biệt là sắt. Trong đậu cũng có chất xơ.
Trái lại, nhóm thực phẩm thứ 5 là nhóm có nhiều chất béo và đường như bánh quy, bánh ngọt, các loại đồ uống có ga, kẹo, sô cô la, đồ ăn vặt như bim bim, khoai chiên thì không có giá trị dinh dưỡng – nên được hạn chế.
Vitamin và Khoáng chất cho trẻ
Việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ từ bốn nhóm thực phẩm chính trên đây sẽ giúp đảm bảo là con bạn được hấp thụ đủ những vi-ta-min và khoáng chất cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh, đủ chất.
Một điều hết sức đáng lo ngại là theo những số liệu điều tra mới đây của Cơ Quan Khảo Sát và Nghiên Cứu Chế Độ Ăn và Dinh Dưỡng Quốc Gia cho những người trẻ thì rất nhiều trẻ em không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin A, vitamin B2, kẽm, kali, magiê, can-xi và sắt, đặc biệt là khi các em này ở tuổi vị thành niên và tự kiểm soát chế độ ăn của mình.
Các khảo sát cũng chỉ ra rằng, đồng hành với việc hấp thụ ít vi-ta-min và khoáng chất là việc hấp thụ quá nhiều muối, đường và chất béo.
Rõ ràng, việc trẻ có một chế độ ăn cung cấp đầy đủ vi-ta-min và khoáng chất là rất quan trọng. Trên thực tế, trẻ đang lớn đòi hỏi lượng dinh dưỡng nhiều hơn so với người trưởng thành- chẳng hạn, các cậu bé từ 15 đến 18 tuổi cần nhiều vitamin B1/B3/B6, can-xi, phốt pho và sắt hơn là những người đàn ông trưởng thành. Tương tự, các cô bé ở tuổi 15-18 đòi hỏi nhiều niaxin, can-xi, phốt pho, ma-giê hơn là các bà, các cô.
Lượng Ca-lo cần thiết cho trẻ
Mặc dù ngày nay, bệnh béo phì làm nhiều người lo lắng nhưng trẻ đang lớn vẫn cần hấp thu đủ ca-lo để lớn lên khỏe mạnh. Hãy tham khảo bảng hướng dẫn lượng ca-lo cần cung cấp cho các cô bé và cậu bé mỗi ngày, theo lứa tuổi dưới đây. Các bé vận động nhiều hơn thì có thể cần nhiều ca lo hơn và các bé ít hoạt động thì cần ít hơn.
Lứa tuổi | Lượng ca-lo cần mỗi ngày | |
Bé trai | Bé gái | |
1–3 | 1,230 | 1,165 |
4–6 | 1,715 | 1,545 |
7–10 | 1,970 | 1,740 |
11–14 | 2,220 | 1,845 |
15–18 | 2,755 | 2,110 |
Người trưởng thành | 2,550 | 1,940 |
Lượng muối cần thiết cho trẻ
Việc trẻ hấp thu đủ lượng muối cần thiết là rất quan trọng. Nếu như người lớn không nên hấp thụ quá 6g muối một ngày thì trẻ em cần ít hơn lượng này vì cơ thể chúng nhỏ hơn.
Vì vậy, bạn không nên cho muối vào các món ăn khi nấu nướng và nên kiểm tra những thông tin trên nhãn của các thực phẩm được chế biễn sẵn-ngay cả khi chúng được làm dành riêng cho trẻ em. Hãy chọn những thực phẩm có lượng Natri ít nhất bởi Natri trong muối có thể gây áp huyết cao. Thịt muối, giăm bông, xúc xích và pho mát cũng là những thực phẩm nhiều muối mà bạn nên hạn chế cho con ăn.
Lượng muối tối đa mà trẻ nên hấp thu ở các lứa tuổi khác nhau là…
- 1–3 tuổi – 2g một ngày (0.8g Natri)
- 4–6 tuổi – 3g một ngày (1.2g Natri)
- 7–10 tuổi – 5g một ngày (2g Natri)
- 11 tuổi trở lên – 6g một ngày (2.5g Natri)
Lượt đọc: 4,545