DẠY TRẺ ƯƠNG BƯỚNG KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN EQ
“Nhưng con tôi rất bướng, nếu không quát hay dùng roi thì cháu không nghe lời”.
Thực ra không phải như vậy, mỗi đứa trẻ trước 6 tuổi đều sẽ trải qua giai đoạn “nắng mưa” này, đó là sự phát triển bình thường. Thay vì lạm dụng các biện pháp răn đe khiến EQ trẻ bị ảnh hưởng, cha mẹ có thể tham khảo những cách giải quyết sau, vừa giúp trẻ thay đổi hành vi, vừa phát triển EQ cho trẻ.
TẠI SAO TR HAY ƯƠNG BƯỚNG TRONG GIAI ĐOẠN NHỎ?
Đầu tiên, bố mẹ cần hiểu lý do đằng sau sự ương bướng của trẻ. Theo Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ, ương bướng là 1 hành vi bình thường trong giai đoạn phát triển do trẻ chưa có đủ ngôn ngữ và nhận thức để diễn đạt điều trẻ muốn hay không muốn. Thường trẻ sẽ ương bướng khi cần sự giúp đỡ (ví dụ, trẻ không biết cách chơi 1 món đồ chơi), hoặc để đạt được điều trẻ muốn (ví dụ, đòi kẹo khi tính tiền ở siêu thị). Điều này để chúng ta hiểu rằng trẻ cũng có những lúc gặp khó khăn trong điều khiển cảm xúc, trong cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt và sự ương bướng như là một kết quả tất yếu.
VẬY CÓ CÁCH NÀO GIÚP CHA MẸ DẠY TRẺ ƯƠNG BƯỚNG MÀ KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN EQ?
1. Dạy trẻ cách để thể hiện điều trẻ muốn
Dạy trẻ dùng ngôn ngữ để nói lên điều trẻ muốn cũng như diễn tả cảm xúc trẻ đang có. Bạn có thể làm điều này bằng cách giới thiệu cho trẻ những icon gương mặt buồn, giận dữ…hoặc đọc cho trẻ nghe những câu chuyện có hình ảnh về cảm xúc của 1 người. Ví dụ khi con cảm thấy giận mẹ, con không nên hét lớn hoặc khóc, mà con hãy nói cho mẹ biết rằng “con đang giận mẹ”. Dạy trẻ ương bướng sẽ mất nhiều thời gian, nhưng một khi đã hướng dẫn cho con được cách thức thể hiện, bạn sẽ ngạc nhiên với những công sức mình đã bỏ ra2. Chọn phương pháp “uốn nắn” phù hợp
Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ từng nhấn mạnh sử dụng đòn roi là phương pháp giáo dục không hiệu quả để thay đổi hành vi của trẻ khi trẻ ương bướng. Thay vào đó, có những công cụ khác hiệu quả hơn được khuyên dùng không chỉ giúp trẻ thay đổi hành vi tốt hơn mà còn giúp trẻ học được cách quản lý cảm xúc bản thân và nâng cao chỉ số EQ. Đây là một số cách được khuyên dùng để dạy trẻ ương bướng-
Sử dụng công cụ 1,2,3 go & magic:
Cha mẹ có thể quy ước một khoảng thời gian nhất định với trẻ để trẻ hoàn tất phần công việc còn lại của mình trước khi trẻ thể hiện sự ương bướng. Nó nên là 1 phút, 2 phút hoặc tối đa là 3 phút. Hết số phút quy ước, trẻ cần phải kết thúc công việc. Cho trẻ hiểu làm cách nào bạn tính số phút. VD: hẹn giờ điện thoại hay dùng đồng hồ cát. Công cụ này hiệu quả đối với các hành vi như dọn đồ chơi bừa bãi, đòi bánh kẹo trong siêu thị,…
Bằng việc cho trẻ thời gian để suy nghĩ, đánh giá và lựa chọn, trẻ sẽ biết kiểm soát cảm xúc và phát triển EQ tốt hơn.
-
Sử dụng công cụ Time-out:
Time-out là cách bố mẹ tạo cho trẻ 1 khoảng thời gian nhàm chán để trẻ bắt đầu tự suy ngẫm về việc làm của mình. Điều này cũng giúp nâng cao EQ vì trẻ có cơ hội nhìn nhận lại cảm xúc của bản thân. Trong time-out, trẻ sẽ bị buộc ngưng các hoạt động trẻ đang làm và đứng vào 1 góc nhà với số phút bằng số tuổi của trẻ. Bạn không cần la mắng, đôi co hay giáo dục trẻ lúc này, việc giáo dục nên làm sau đó, miễn trong 24 giờ sau sự việc xảy ra. Time-out chỉ nên sử dụng sau khi các công cụ khác không hiệu quả, khi trẻ ương bướng lặp lại hoặc có hành vi gây tổn thương bản thân hay người khác (VD đánh hay cắn bạn đau).
3. Dinh dưỡng
Đối với trẻ từ 0 – 6 tuổi, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chỉ số EQ của trẻ
Chỉ số EQ tăng cũng đồng nghĩa với việc trẻ ít xuất hiện các hành vi ương bướng hơn vì trẻ đã biết kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn, biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt điều trẻ muốn, thay vì dùng cách phi ngôn ngữ như la khóc hay mè nheo.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy dưỡng chất MFGM giúp tăng khả năng tập trung, điều hòa cảm xúc và hành vi ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa MFGM và DHA có thể tăng hiệu quả phát triển các mối nối thần kinh liên quan đến phát triển trí tuệ và cảm xúc của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt về nhận thức, ngôn ngữ, và ghi nhớ. Trẻ nên được khuyến khích ăn các loại cá dầu như cá thu, cá hồi, lươn, cá chép khoảng 2 ngày/tuần hoặc lựa chọn những thực phẩm dành cho trẻ em có bổ sung cả 2 chất MFGM và DHA.
Bên cạnh dinh dưỡng đầy đủ thì trẻ cũng cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh để hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Trẻ nhỏ thường không chịu ăn rau do rau thường có vị đắng, dai.. Do đó, cha mẹ nên tập cho bé ăn đa dạng các loại rau ngay từ nhỏ, cần kiên nhẫn lặp lại nhiều lần để trẻ dần chấp nhận. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn những những loại thực phẩm, sữa có bổ sung thêm những chất xơ tan tốt cho tiêu hóa như bộ ba bảo vệ HMO – PDX/GOS – FOS, đây là những dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt hơn.
Bottom line
EQ là 1 phần quan trọng để trẻ nhận ra bản thân cũng như biết giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan, mà nơi đó, trẻ vừa dung hòa được bản thân cũng như với những người khác. Thế giới là luôn biến đổi và rất phức tạp, những trẻ có EQ tốt sẽ biết cách giải quyết vấn đề một cách khéo léo và phát triển bền vững. Để trẻ phát triển thông minh, tình cảm, khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần, bố mẹ cũng cần biết dung hòa tình yêu với trẻ. Tình yêu này cần đủ mềm dẻo để trẻ cảm nhận được sự dịu dàng trong tình yêu của bạn, nhưng cũng cần đủ cứng rắn uốn nắn để trẻ phát huy được sức mạnh của bản thân mình.
Notes
Gershoff E. T. (2013). Spanking and Child Development: We Know Enough Now To Stop Hitting Our Children. Child development perspectives, 7(3), 133–137.
CDC (2017) Handling Time-Out Challenges.
Nguồn: sưu tầm
Bé Thông Minh đang tổ chức những hội thảo về rèn luyện và phát triển trí thông minh cảm xúc cho trẻ, bố mẹ quan tâm có thể đăng ký tại: link
Lượt đọc: 924