14 lời khuyên giúp trẻ tăng cường thông minh cảm xúc
Phần 1
Thông minh cảm xúc của con người là khả năng hiểu được cảm xúc của chính mình, cảm xúc của người khác và biết chia sẻ. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng thông minh cảm xúc của chúng ta là yếu tố dự báo lớn nhất về một cuộc sống hạnh phúc. Nếu muốn giúp trẻ phát triển loại thông minh này chúng ta cần phải giúp con đặt tên cho cảm xúc của mình sau đó hướng dẫn con tìm một giải pháp hiệu quả.
Trẻ em thông minh cảm xúc cao hơn có nhiều khả năng hòa đồng, hợp tác xã hội, lạc quan và có khả năng giải quyết vấn đề, những trẻ này có xu hướng hành xử tốt hơn, ít bốc đồng, và có một kết quả học tập cao hơn. Trẻ sẽ hạnh phúc hơn, có nhiều bạn bè và có nhiều khả năng để thành công trong cuộc sống. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu để giúp con tăng cường thông minh cảm xúc.
Chúng ta có thể làm để giúp trẻ phát triển thông minh cảm xúc?
- Chấp nhận cảm xúc của con em chúng ta và những phản ứng mang tính cảm xúc
“Con hẳn là rất bực bội’; “ồ, con đang thể hiện cho mẹ biết sự tức giận của con”; “Tuyệt vời, chia sẻ sự phấn khích của con nào”; “Con trông khá khó chịu, chuyện gì vừa xảy ra vậy”.
- Giúp con gọi tên cảm xúc của mình.
“Con có vẻ buồn”; “Trông con rất chán nản”, “Mẹ đoán con thấy thực sự buồn về điều đó”, “Con có vẻ hơi lo lắng”, …
- Khuyến khích trẻ em để nói về cảm xúc của mình
“Mẹ cảm thấy con có vẻ chán nản về điều đó, con có muốn nói gì về điều đó không?” “ Tại sao con cảm thấy như vậy?”
- Giúp con nhận ra những dấu hiệu cho biết cảm xúc của người khác:
“Con nghĩ sao khi con làm bạn cảm thấy như vậy?”; “Con nghĩ gì về những chuyện đã xảy ra với bạn ấy?”; “Con cảm thấy thế nào nếu chuyện đó xảy ra với con?”
- Giúp trẻ nhận thức được khi sự căng thẳng bắt đầu hình thành và những gì tạo ra căng thẳng cho trẻ.
“Con có cảm thấy căng thẳng không?”; “Có vẻ như được nhiều việc đang xảy ra với con vào lúc này –con có cảm thấy căng thẳng không?’; “Mẹ thấy con đang nghiến chặt quai hàm và mẹ biết thấy rằng con đang cảm thấy tức giận”.
- Dạy trẻ làm thế nào để giữ bình tĩnh.
“Con có nghĩ rằng mình cần thêm một chút thời gian để bình tĩnh lại ?”, “Hít thở sâu sẽ giúp con giữ bình tĩnh”, “Khi điều đó xảy ra một lần nữa con có thể nói với chính mình: Tôi có thể giữ bình tĩnh”; “Mọi người đều có thể mắc sai lầm” hoặc ‘Đó là một tai nạn “; “chúng ta sẽ ngồi xuống và khi con bình tĩnh lại chúng ta sẽ trò chuyện về điều đó?”
- Dạy trẻ rằng có nhiều cách để bày tỏ sự thất vọng
“Làm thế nào con có thể giải thích cảm nhận của mình bằng từ ngữ chứ không phải là gây gổ, điều này tốt hơn nhiều?”; “Con có thể nghĩ ra một cách khác để cho bạn biết con tức giận như thế nào?”; “Tôi không thích cảm giác bị mắng mỏ, nếu bạn muốn tôi giúp bạn sẽ cần phải nói với tôi theo một cách khác”; “Con có thể nói với bạn con cảm thấy thế nào”, “Nếu lần sau gặp phải chuyện như thế này con sẽ xử xự như thế nào?”.
Chúng ta có thể thấy rất rõ là cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thông minh cảm xúc cho con trẻ, ngoài ra việc tạo ra môi trường cho con tương tác, biết nói lên cảm xúc của mình và học sẻ chia, học hợp tác tốt với bạn bè, thầy cô giáo hoặc ứng xử tốt trong môi trường rộng hơn là việc rất cần thiết. Giai đoạn mẫu giáo và đầu tiểu học là giai đoạn mà cha mẹ cần quan tâm tới việc rèn luyện các kỹ năng này.
FasTracKids có bản quyền tới từ Hoa Kỳ là môi trường học qua trải nghiệm cho trẻ từ 3-8 tuổi với mục tiêu giúp con tự tin, giao tiếp tốt, sáng tạo, có tư duy phản biện và hợp tác hiệu quả với mọi người. Chương trình đã chứng minh được kết quả đáng ghi nhận đối với hàng ngàn học sinh đã và đang theo học tại FasTracKids-Bé Thông Minh. Hãy ĐĂNG KÝ lớp học thử để nắm bắt được cơ hội cho con mình.
Nhân dịp tháng 11- tháng của FasTracKids, chúng tôi dành tặng ưu đãi 15% học phí các chương trình FasTrack Tots, FasTracKids, FasTrack English cho tất cả các học sinh nhập học từ ngày 7-15/11/2015. Quý vị phụ huynh hãy ĐĂNG KÝ NGAY hoặc liên hệ với Phòng Tư vấn: 39411316, Hotline: 0982929815, 0936848629
Lượt đọc: 1,274