LÒNG TỰ TRỌNG CỦA TRẺ – 7 SAI LẦM GIÁN TIẾP CỦA CHA MẸ
Lòng tự trọng của trẻ là mối quan tâm lớn của cha mẹ, họ đều muốn con cái mình hài lòng với bản thân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ tự tin sẽ ít lo lắng hơn, vui vẻ hơn, cải thiện thành tích ở trường và tăng khả năng phục hồi và duy trì các mối quan hệ lành mạnh.
Amy Morin – một nhà trị liệu tâm lý và cũng là tác giả của “13 điều mà các cha mẹ có tinh thần mạnh mẽ không làm”, tôi đã từng thấy rất nhiều cha mẹ sử dụng các biện pháp mà họ tin rằng sẽ xây dựng cho trẻ sự tự tin.
Nhưng một số biện pháp lại bị phản tác dụng, tạo nên một vòng luẩn quẩn làm cho trẻ phải vật lộn để làm hài lòng bản thân. Do đó, cha mẹ có thể rất vất vả khi cố gắng nâng lòng tự trọng của trẻ.
Dưới đây là 7 sai lầm lớn nhất khi nuôi dạy con cái làm mất đi lòng tự trọng của trẻ:
- Không để trẻ chịu trách nhiệm
Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng công việc nhà sẽ đè nặng con bạn và làm tăng mức độ căng thẳng của trẻ, nhưng tập làm việc nhà sẽ giúp trẻ trở thành những công dân có trách nhiệm hơn.
Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ có cảm giác được làm chủ và hoàn thành công việc. Vì vậy, cho dù bạn bảo trẻ giúp giặt quần áo hay đổ rác, thực hiện nhiệm vụ một cách có trách nhiệm là cơ hội để trẻ thấy mình là người có năng lực.
- Không để trẻ mắc sai lầm
Chúng ta thấy khó khăn khi chứng kiến con mình thất bại, bị từ chối hoặc làm sai một điều gì đó. Khi điều này xảy ra, rất nhiều phụ huynh lao vào cứu con. Nhưng ngăn trẻ mắc sai lầm sẽ cướp đi cơ hội học cách nhìn lại phía sau và rút ra kinh nghiệm lại của trẻ.
Dù con bạn có quên giày trước một trận bóng đá lớn hay sai một vài câu hỏi trong bài kiểm tra toán học, thì những sai lầm có thể là người thầy vĩ đại nhất của cuộc đời. Mỗi người là một cơ hội để họ xây dựng sức mạnh tinh thần mà trẻ cần để làm tốt hơn trong lần sau.
- Không dạy trẻ cách tự điều chỉnh cảm xúc
Bạn có thể khuyến khích con bạn vui lên khi trẻ buồn hoặc xoa dịu trẻ khi trẻ tức giận. Nhưng cách chúng ta phản ứng với cảm xúc của con mình có tác động lớn đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc và lòng tự trọng của trẻ.
Các bậc cha mẹ nên giúp con xác định điều gì kích hoạt cảm xúc của trẻ và dạy trẻ cách tự điều chỉnh. Chúng ta có thể giải thích cảm giác của trẻ, cảm giác của những người xung quanh và cần một thời gian để trẻ có thể áp dụng, dễ dàng đối phó với những cảm xúc và ứng xử phù hợp trong nhà trường, gia đình và xã hội trong tương lai.
- Không khuyến khích trẻ có những hành động tích cực khi gặp khó khăn hay thiếu may mắn.
Những câu nói như “chúng ta không thể mua giày mới như những đứa trẻ khác vì chúng ta nghèo” sẽ làm cho con bạn nghĩ rằng hầu hết các hoàn cảnh trong cuộc sống đều nằm ngoài tầm kiểm soát của trẻ.
Thay vì phóng đại những điều không may của trẻ, hãy khuyến khích trẻ thực hiện hành động tích cực. Những đứa trẻ nhận ra rằng có nhiều sự lựa chọn trong cuộc sống sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của mình và sẽ nỗ lực để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân.
- Bảo vệ trẻ thái quá
Chắc chắn, việc giữ trẻ bên trong bong bóng bảo vệ sẽ giúp bạn bớt lo lắng. Nhưng chúng ta đều biết rằng con cái chúng ta lớn lên rất nhanh và chẳng bao lâu chúng sẽ cần xa rời vòng tay của cha mẹ, việc bạn cách ly trẻ khỏi những thách thức sẽ cản trở sự phát triển của trẻ.
Bố mẹ nên coi mình là một người hướng dẫn chứ không phải một người bảo vệ. chúng ta hãy cho phép con trải nghiệm cuộc sống, ngay cả khi chúng ta cực kỳ lo lắng khi thả con tự giải quyết vấn đề. Điều quan trọng là bố mẹ sẽ cần cho trẻ trải nghiệm các tình huống phù hợp với nhận thức và khả năng của con. Ta cần bắt đầu từ những việc nhỏ nhất và dễ nhất, không thể giải quyết việc khó nếu không qua các việc dễ. Bạn sẽ cho trẻ cơ hội để trẻ tự tin vào khả năng đối phó với bất cứ điều gì cuộc sống ập đến.
- Quá kỳ vọng ở trẻ
Kỳ vọng cao là một điều tốt, nhưng kỳ vọng quá nhiều sẽ dẫn đến hậu quả của nó. Khi trẻ thấy kỳ vọng của cha mẹ, cô giáo là quá cao, trẻ thậm chí có thể không thèm thử hoặc trẻ có thể cảm thấy đằng nào thì mình cũng không làm được và như vậy trẻ sẽ không muốn làm.
Thay vào đó, bạn hãy đưa ra những kỳ vọng rõ ràng về thời gian và có thể đưa ra những mốc quan trọng cần đạt được trong suốt chặng đường để đạt mục tiêu. Ví dụ để trở thành một tay trống cự phách trong tương lai, thì ngay hôm nay con sẽ bắt đầu tìm hiểu về trống, mỗi tuần con sẽ đi học 2 buổi và mỗi ngày sẽ luyện tập bao lâu, rồi tham gia kỳ thi ở câu lạc bộ, buổi biểu diễn sẽ tổ chức định kỳ…
- Trừng phạt trẻ thay vì kỷ luật
Trẻ em cần biết rằng một số hành động dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nhưng có một sự khác biệt lớn giữa kỷ luật và hình phạt. Những đứa trẻ có kỷ luật nghĩ, “Mình đã lựa chọn sai.” Những đứa trẻ bị trừng phạt nghĩ rằng, “Mình là một người xấu.”
Nói cách khác, kỷ luật mang lại cho con bạn niềm tin rằng trẻ có thể đưa ra những lựa chọn thông minh hơn, lành mạnh hơn trong tương lai, trong khi hình phạt khiến trẻ nghĩ rằng trẻ không có khả năng làm tốt hơn nữa.
Rất nhiều cha mẹ thả lỏng con, cho rằng con còn nhỏ không cần có kỷ luật, một số người còn nhầm lẫn giữa tôn trọng và kỷ luật. Điều này rất sai lầm. Những đứa trẻ không có kỷ luật từ nhỏ sẽ khó nỗ lực để đạt mục tiêu trong tương lai. Không có kỷ luật trong gia đình cũng sẽ không tôn trọng kỷ luật trong xã hội, điều này vô cùng nguy hiểm về sau.
Những trẻ mẫu giáo không được rèn tính kỷ luật sẽ gặp rắc rối với việc tuân thủ các quy định an toàn, quy định trong học tập và sẽ bị khiển trách. Khi về nhà cha mẹ sẽ trách móc và phạt con và như chúng ta đã nói bên trên, khi bị trách phạt trẻ sẽ nghĩ mình là người xấu, người bỏ đi.
Hệ thống Giáo dục Bé Thông Minh luôn có những khóa học kỹ năng sống cho trẻ từ 3 – 11 tuổi, hãy liên lạc với chúng tôi qua:
Hotline: 0982929815
Email: kids@indochinapro.com
Lượt đọc: 1,274