Dạy trẻ em về thực tế tài chính của cuộc sống – Phần 1

Chúng ta cố gắng dạy để trẻ em thông minh, có kiến thức âm nhạc, thể thao, thậm chí cả kiến thức về máy tính. Nhưng dạy về giá trị đồng tiền có lẽ sẽ khó khăn hơn các việc mà ta vẫn dạy trẻ thường ngày.

Hãy suy nghĩ về điều này: 1509 học sinh trung học phổ thông nước Mỹ gần đây đã tiến hành bài kiểm tra kiến thức trong 40 phút về quản lý tiền bạc cơ bản. Các em chỉ trả lời đúng 57% các câu hỏi và đồng nghĩa với việc các em đang ở “cấp độ bị đánh trượt” đối với “Kiến thức tài chính cá nhân”.

 Trước đây, người ta thường không quá quan tâm đến các vấn đề khác mà chỉ chú trọng dạy trẻ em về “3R” – “đọc sách, viết, và số học” (reading, ’riting and ’rithmetic). Nhưng ngày nay, với sự thay đổi nhah chóng của xã hội, các chuyên gia về vấn đề tiền bạc cho trẻ em lại đồng ý với việc dạy cho các em về “3S”:

o    Tiết kiệm (saving). Giữ một lượng tiền nào đó của các con để bảo đảm cuộc sống trong tương lai.

o    Chi tiêu khôn ngoan (spending wisely). Sống ở mức độ chi tiêu vừa phải và là người tiêu dùng được giáo dục.

o    Chia sẻ (sharing). Hãy rộng lượng trong chia sẻ.

Để giúp các bậc cha mẹ, người giám hộ và cả ông bà, những người chịu trách nhiệm dạy con trẻ về tài chính, hiệp hội “Thông tin tiêu dùng FDIC” đã đưa ra những gợi ý sau đây:

1. Đưa ra trợ cấp.

Tiền trợ cấp được dùng như một công cụ giảng dạy và không phải là cho không. Đây là một trong những cách tốt nhất để dạy trẻ em, ngay cả trẻ 5 hoặc 6 tuổi về tiền bạc, tự hào về kỹ năng quản lý tiền bạc của mình và ngày càng rộng lượng. Có nhiều cách khác nhau để phân chia trợ cấp và tất nhiên, mỗi gia đình phải quyết định mức nào phù hợp với mình (về mức tiêu vặt, trẻ nên bắt đầu trả tiền cho thứ gì v.v…).

Đầu tiên, hãy xem xét trên cơ sở số tiền trợ cấp ở độ tuổi các em. Cha mẹ có thể đưa tiền tiêu vặt mỗi tuần đựng trong phong bì ghi rõ ràng cho “3S”. Quyết định số tiền trước, có lẽ nên tiết kiệm 50% với mục đích nào đó hợp lý.

Việc này củng cố thêm việc “trước tiên hãy chi trả cho mình”, có nghĩa là tự động tiết kiệm tiền trước khi bị cám dỗ tiêu đi, 25% tiền trợ cấp được dùng cho “tiêu vặt” trong cả tuần, còn 25% được chia sẻ cho từ thiện hoặc các hoạt động khác, như sinh nhật hoặc tặng quà cho người thân. Cha mẹ vẫn phải chịu trách nhiệm cho những nhu cầu cơ bản, như thực phẩm và quần áo, nhưng trẻ em bây giờ bắt đầu trả tiền cho các mặt hàng xa xỉ theo mong muốn.

Janet Bodnar, tác giả kiêm biên tập của Tạp chí tài chính cá nhân Kiplinger  cho biết “Cách này khuyến khích trẻ rèn luyện trở thành người tiết kiệm và người tiêu dùng học hỏi từ những sai lầm của mình. Ví dụ như nếu trẻ mua một đôi giày đắt tiền mà chẳng bao lâu sẽ bị chật hoặc trong vòng 2 tháng đã lỗi mốt, các em sẽ suy nghĩ nhiều hơn khi ra quyết định mua đôi giày tiếp theo.”

2. Giúp con bạn bắt đầu một tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư. Con lợn đất cũ có thể là một cách hay để cho con bạn bước đầu làm quen với tiết kiệm và quản lý tiền bạc. Nhưng vào lúc 8 tuổi, con bạn có thể muốn mở một tài khoản tiết kiệm nhỏ và bắt đầu học tất cả về ngành ngân hàng từ việc điền vào phiếu gửi tiền đến xem xét bản kê.

Bạn cũng cần xem con bạn nên gắn bó với kế hoạch tiết kiệm tiền bạc bằng cách kết hợp hoặc bổ sung các khoản đóng góp của một một đứa trẻ. Ý tưởng ở đây không phải cho con bạn tài sản ngay lập tức, thay vào đó, bạn cần cố gắng giáo dục bằng thực hành cho con về việc ra quyết định tài chính và giám sát kết quả.

Phải bắt đầu như thế nào đây? Hãy quan tâm một trong nhiều chương trình tiết kiệm cho trẻ em do ngân hàng hoặc các cơ quan tài chính cung cấp. Hãy suy nghĩ về việc giúp con bạn đầu tư khoản tiền nhỏ vào cổ phiếu của công ty nào đó mà con bạn biết và thích – có lẽ một chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh, công ty sản xuất quần áo, công ty giải trí.

Lượt đọc: 6,345