Trẻ cần biết gì về kỹ năng giao tiếp (phần 2)
Giao tiếp là một hoạt động thường ngày của cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tương tác với người khác để tạo nên những cuộc nói chuyện hiệu quả và theo đó dẫn tới những vấn đề không thuận lợi trong học tập cũng như công viêc. Vì vậy rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ càng sớm thì càng giúp trẻ đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Ở bài viết trước, chúng tôi đã cung cấp những khái niệm cơ bản về giao tiếp. Và tiếp nối về chủ đề này, chúng tôi xin đưa ra những gợi ý giúp cha mẹ rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Tại sao nhiều trẻ nhỏ gặp khó khăn khi giao tiếp?
Một số trẻ có thể gặp các vấn đề liên quan đến thần kinh, tâm lý bẩm sinh. Tuy nhiên có nhiều trẻ phát triển bình thường nhưng lại luôn cảm thấy khó khăn khi thể hiện mình theo lối tích cực và có tính xây dựng.
Sự phát triển kỹ năng giao tiếp gắn liền với sự phát triển về mặt xã hội và tình cảm. Khi bộ não trưởng thành, trẻ học suy nghĩ một cách trừu tượng, hiểu được cách nhìn của người khác về mình và từ đó điều chỉnh hành vi cũng như cảm xúc của mình tốt hơn, đưa đến những cuộc giao tiếp hiệu quả. Tuy nhiên khi đối diện với những khó khăn như việc bắt đầu đi học, khó khăn trong tiếp nhận kiến thức mới, những mâu thuẫn với cha mẹ, trẻ có thể sẽ rất nhạy cảm và từ đó dẫn tới những mâu thuẫn với bạn bè và cha mẹ.
Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- Giao tiếp điện tử
Đây là hình thức giao tiếp hiện đại không thể thiếu trong thời buổi hiện nay. Nó bao gồm các cuộc gọi, tin nhắn điện thoại, tin nhắn mạng xã hội, email. Tuy nhiên cũng rất dễ gặp khó khăn với phương thức này bởi người giao tiếp sẽ không thấy được ngôn ngữ cơ thể cũng như dễ hiểu lầm những ý đồ, thông điệp, thậm chí có thể gây tổn thương cho người thân, bạn bè. Vì thế, chúng ta luôn khuyến khích các cuộc trò chuyện trực tiếp, mặt đối mặt hoặc nên cố gắng sử dụng những ngôn từ thật phù hợp khi gửi tin nhắn hoặc điều chỉnh giọng nói sao cho đúng hoàn cảnh.
- Biết lắng nghe
Việc nghe và lắng nghe là hoàn toàn khác nhau. Việc lắng nghe thể hiện ở: Chú ý đến những điều người khác nói; không gây gián đoạn; cho người khác thấy mình đang quan tâm cuộc nói chuyện của họ bằng những nụ cười, cái gật đầu, ánh mắt, hay thi thoảng đặt câu hỏi.
- Thông điệp không lời
Trẻ cần tập nhận biết những ý muốn của người đối diện khi họ không nói ra, mà chỉ thông qua những biểu hiện trên khuôn mặt, tư thế ngồi, giọng điệu hay cử chỉ. Trẻ cũng cần biết cách thể hiện những điều đó khi hài lòng hoặc không hài lòng. Đôi khi không cần nói ra, có thể dùng thái độ để thể hiện cảm xúc nhưng không nên thái quá.
- Suy nghĩ về người nghe
Trẻ hãy tập suy nghĩ về người sẽ tiếp nhận lời nói của mình và chú ý mục đích của cuộc hội thoại. Xác định đối tượng mình sẽ giao tiếp là ai, bố mẹ, bạn bè hay thầy cô giáo để chọn lựa cách thức, ngôn từ sao cho phù hợp. Ví dụ trẻ có thể sử dụng những từ lóng với bạn bè nhưng với người lớn thì rất không nên.
- Tránh các giả định
Điều này có nghĩa là trẻ cần biết không nên tỏ ra mình đang hiểu những gì người đối thoại đang nói nhưng thực chất lại không phải vậy. Đôi khi chúng ta hay đoán ý người khác dựa trên thái độ, hay những câu nói không rõ ràng. Và nó rất dễ gây hiểu lầm về sau. Cần học cách kiểm tra lại những điều mà mình nghe một cách chính xác.
- Tránh đổ lỗi cho người khác
Cần dạy trẻ không nên đổ lỗi cho người khác khi trẻ đang bất mãn điều gì đó hoặc đang nói điều gì tiêu cực. Hãy tập sử dụng câu lệnh “Tôi” thay vì “Bạn”. Ví dụ “Bạn làm tôi tổn thương. Bạn biết là tôi muốn đi mà” thì hãy nói “Tôi cảm thấy buồn vì bạn không đi cùng tôi. Tôi đã nói với bạn là tôi muốn đi…”
- Tránh giao tiếp khi cảm xúc không tốt.
Khi trẻ đang gặp phải cảm xúc tiêu cực như buồn chán hay tức giận, không nên nói chuyện với người khác. Nếu thực sự phải giao tiếp, hãy đợi khi tâm trạng khá hơn. Bởi trong lúc cao độ, mọi cuộc giao tiếp đều thất bại.
- Không lảng tránh
Né tránh những cuộc nói chuyện không phải là điều tốt. Khi trẻ không thổ lổ những suy nghĩ và cảm xúc với người khác, sẽ mang đến kết quả là những cảm giác thất vọng, giận dỗi… Vì thế nên khuyến khích trẻ bày tỏ những điều trẻ đang nghĩ.
Để rèn luyện cho trẻ kỹ năng giao tiếp tốt quả thực không dễ dàng. Nếu cha mẹ ít có thời gian chú ý đến con cái và thường để con một mình, trẻ sẽ càng thu mình, tự ti, không muốn giao tiếp với người khác và lâu dần khi trẻ lớn, điều này sẽ trở nên có hại cho các mối quan hệ cũng như trong việc học tập. Vì vậy, cha mẹ còn băn khoăng hay cảm thấy khó khăn trong việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp, hãy đăng ký để trẻ được rèn luyện tại lớp học FasTracKids – Bé Thông Minh. Tại đây, chúng tôi dạy trẻ những kỹ năng cơ bản cần thiết cho cuộc sống, dạy cho trẻ lối tư duy lành mạnh, sáng tạo. Phương thức giáo dục bản quyền Hoa Kỳ đã được chứng nhận sẽ mang lại những điều tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ sẽ được cung cấp những kiến thức khoa học tự nhiên xã hội, làm việc nhóm, tương tác với cô giáo, bạn bè, rèn luyện câu chữ, tăng vốn từ vựng. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu cha mẹ không muốn bỏ lỡ thời kỳ vàng của con theo hotline 098 292 9815 hoặc 024 3941 1316; email kids@indochinapro.com
Lượt đọc: 1,901