PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ XỬ LÝ CỦA TRẺ ĐÚNG CÁCH

Trong quá trình rèn luyện tính khả năng tự xử lý cũng như độc lập cho trẻ, các bậc phụ huynh khó tránh sẽ cảm thấy nhiều điều lo lắng. Nhưng những đứa trẻ bị can thiệp quá sâu vào đời sống như vậy, sau này liệu có trở nên cố chấp, bướng bỉnh và khó giao tiếp với mọi người hay không? Vậy thì các bậc phụ huynh sẽ phải điều chỉnh tâm lý của mình thế nào? Hãy nắm thật chắc 3 chiếc chìa khóa sau đây để giúp bố mẹ thoải mái hơn trong quá trình giáo dục con.

1. BUÔNG TAY ĐÚNG LÚC, CỔ VŨ ĐỘNG VIÊN TRẺ

Trong quá trình dạy dỗ, người lớn thường sẽ lo lắng hơn trẻ em. Họ không có quá nhiều thời gian để giảng giải hay chờ đợi, vậy nên trẻ sẽ không thể trải nghiệm được việc do rối loạn mà phạm phải sai lầm. Đây có thể nói là một điều vô cùng đáng tiếc. Bởi lẽ chẳng ai trên đời mới sinh ra đã biết cách sắp xếp trình tự. Mọi đứa trẻ đều là học cách dọn dẹp từ trong đống đồ chơi bừa bộn, học cách ăn cơm từ một bàn ăn rối rắm hay học cách tìm ra bộ đồ mình yêu thích trong một đống quần áo và giày dép hỗn độn.

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ XỬ LÝ CỦA TRẺ ĐÚNG CÁCH

Khi phụ huynh chuẩn bị tất cả mọi thứ cho con trẻ, hoặc là giúp con trẻ làm hết tất cả mọi chuyện, điều đó sẽ làm giảm khả năng chọn lựa cũng như tự thu dọn của trẻ, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng học tập của trẻ trong tương lai. Thông qua việc tự xử lý cuộc sống của mình, sắp xếp một đống hỗn loạn trở nên gọn gàng, ngăn nắp, tư duy có logic sẽ giúp ích rất nhiều cho khả năng học tập cho sau này. Phụ huynh không những nên để con tự làm, quan trọng hơn hết là chúng ta phải tin con có thể làm được, cho chúng thêm những lời cổ vũ và động viên, cho phép con được phạm sai lầm, có vậy mới tạo dựng được sự tự tin cũng như khả năng tự xử lý cuộc sống cho trẻ.

2. ĐẶT TIÊU CHUẨN MỘT CÁCH THÔNG MINH

Phải nhắc nhở các vị phụ huynh rằng việc để con dám thử, dám trải nghiệm không có gì là xấu cả. Nhưng nếu ép con làm những chuyện vượt quá độ tuổi, dục tốc bất đạt, sẽ làm mất đi ý nghĩa của việc giáo dục. Vậy nên, bố mẹ phải hiểu một điều, khả năng phát triển ở mỗi độ tuổi của con trẻ là có giới hạn. Ví dụ như đối với một đứa trẻ dưới 2 tuổi, các bố mẹ đều biết cần phải buông tay để con tự học cách ăn cơm, nhưng đôi khi về tiêu chuẩn biểu hiện lại quá hà khắc với trẻ.

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ XỬ LÝ CỦA TRẺ ĐÚNG CÁCH

Thông thường, trẻ em dưới 2 tuổi thường hay làm loạn bàn ăn lên, hoặc là không chịu ngồi yên. Trước tình huống này, các bậc cha mẹ thường sẽ nổi giận. Nhưng vào thời điểm này, phụ huynh nên hạ thấp tiêu chuẩn xuống, bởi khả năng phối hợp giữa tay và mắt của trẻ chỉ mới đang phát triển, sự ổn định tay, lòng bàn tay, miệng hay thậm chí là việc sử dụng các dụng cụ ăn uống của trẻ vẫn còn chưa thành thục, dẫn đến việc chưa thể hoàn thành việc tự ăn một cách tốt nhất.

Ngoài ra, khả năng duy trì sự chú ý của trẻ em dưới 2 tuổi thường không kéo dài. Khi thưởng thức bữa ăn, chúng ta chỉ có thể nắm chắc khoảng thời gian quan trọng ở 10 phút đầu tiên mà thôi. Nếu chỉ vì để rèn luyện khả năng tự xử lý mà mỗi bữa ăn kéo dài tới cả tiếng,  vậy thì đồng thời cũng sẽ phá hỏng ý nghĩa của việc thưởng thức bữa ăn. Với những lý do kể trên, đó sẽ là một hành động rất thông minh của phụ huynh nếu biết hạ thấp tiêu chuẩn đúng lúc đối với con mình.

3.  CHO CON QUYỀN TỰ CHỦ

Cùng với sự lớn lên của trẻ, các cử động của chúng cũng dần trở nên thành thục cũng như nhận thức ngày một rõ ràng hơn, việc xảy ra tranh chấp giữa cha mẹ và con cái là điều khó tránh khỏi, khi đứa trẻ đã biết cách tự tư duy. Vào giai đoạn này, cha mẹ nên nhượng bộ một chút, ngồi xuống cùng thảo luận với con về một cách xử lý nào đó mà cả hai phía đều có thể chấp nhận. Ví dụ như, để trẻ có quyền tự chọn món ăn mà mình thích khi dùng bữa, quyết định xem món nào ăn nhiều, món nào ăn ít, nhưng tuyệt đối không được kén ăn.

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ XỬ LÝ CỦA TRẺ ĐÚNG CÁCH

Khi năng lực của trẻ dần được nâng cao, lúc đó, ý kiến của chúng cũng sẽ nhiều hơn. Những thay đổi của chúng thậm chí còn có thể áp đảo cả cha mẹ. Lúc này, nếu cha mẹ sử dụng những cách cứng rắn để xử lý chúng, thay vì ngoan ngoãn, trẻ sẽ càng có hành động nổi loạn, phản kháng và có xu hướng làm ngược lại với những gì cha mẹ nói. Lúc này, bằng việc trao đổi một cách lý trí, đàm phán với trẻ về những mong muốn cũng như yêu cầu của mình một cách hợp lý, để trẻ có thể làm chủ sự tự chủ cũng như linh hoạt của mình trong quá trình rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân.

Dù là ở phương diện nào của giáo dục, cha mẹ thường đều sẽ khẩn trương hơn trẻ rất nhiều. Trên thực tế, việc tôn trọng trẻ, giữ khoảng cách nhất định giữa cha mẹ và con cái, có sự kiên nhẫn khi ở bên con mới có thể giúp cha mẹ và con cái có sự đồng điệu và thoải mái nhất khi ở bên nhau, từng bước tiến hành sự bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho trẻ.  

Dưới 6 tuổi là giai đoạn vàng để rèn luyện cho trẻ các kỹ năng quan trọng trước khi đi học: kỹ năng giao tiếp, hợp tác, tự tin, giải quyết vấn đề…Việc phát triển tốt các kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ trong quá trình học tập và cuộc sống sau này.Hãy bắt đầu ngay với  Chương trình phát triển kỹ năng học tập và năng lực tư duy cho trẻ em số 1 Hoa Kỳ tại Bé Thông Minh. 

 

 

 

Lượt đọc: 342