5 cách để bố mẹ xây dựng ý thức độc lập cho trẻ từ 1 – 3 tuổi
Với bố mẹ thì con cái bao giờ cũng là những đứa trẻ cần bao bọc và yêu thương. Việc xây dựng ý thức độc lập cho trẻ đối với bố mẹ Việt Nam chỉ được bắt đầu khi con bước vào cấp 3. Tuy nhiên thực tế trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi trẻ đã có thể bắt đầu rèn luyện ý thức độc lập với sự hỗ trợ và giúp đỡ từ bố mẹ. Những trẻ được rèn luyện và xây dựng ý thức từ sớm khi lớn lên sẽ có tính tự lập tốt và khả năng giải quyết vấn đề.
Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ nên có sự giao lưu bình đẳng với trẻ nhiều hơn. Hãy để trẻ có cơ hội và mạnh dạn biểu đạt suy nghĩ cũng như cảm nhận của chúng.
Yêu thương và bảo vệ con nhưng không có nghĩa là bố mẹ suốt ngày ở bên cạnh và làm hộ con mọi thứ. Hãy biết “buông tay” cho trẻ được làm chuyện mình thích miễn là những điều đó không đi ngược lại với nguyên tắc dạy con của bố mẹ đã đặt ra. Quá trình được tự do hoạt động trong khuôn khổ cho phép giúp trẻ thể hiện năng lực vốn có của mình, dần dần trẻ sẽ ý thức được bản thân có những suy nghĩ và khả năng độc lập gì, không cần chuyện gì cũng ỷ lại vào người lớn.
2. Định hướng và khuyến khích trẻ làm hết sức mình
Với những chuyện mà trẻ có thể tự làm được bố mẹ nên khuyến khích trẻ làm nhiều và mở rộng hơn nữa phạm vi hoạt động. Tùy vào độ tuổi cũng như khả năng, bố mẹ hãy sắp xếp những công việc phù hợp với trẻ. Hãy khuyến khích trẻ làm hết khả năng của mình trước khi bố mẹ ra tay giúp đỡ.
Trẻ 1 tuổi bố mẹ có thể khuyến khích con tự xúc cơm ăn và hãy thoải mái nếu trẻ có làm rơi vãi ra bên ngoài nhiều. Trẻ 2 tuổi có thể tự mang giày dép, dọn dẹp đồ chơi đơn giảnv.v… Như vậy, bố mẹ đang từng bước rèn luyện cho trẻ tính linh hoạt và chuẩn xác của mỗi động tác phù hợp với lứa tuổi, đồng thời còn giúp khả năng tự điều khiển hành vi của trẻ tăng cường lên.
3. Dạy trẻ thừa nhận sai lầm
Nhiều lúc trẻ hoạt động chưa vững nên té ngã hoặc do bất cẩn mà làm hỏng đồ chơi, để dỗ dành, người lớn thường nhận hết lỗi về mình, thậm chí còn xuống nước nói lời xin lỗi để trẻ không cảm thấy uất ức và khóc quấy. Hành vi này của bố mẹ rất dễ hình thành tâm lý dựa dẫm và một mối quan hệ đối lập, mất cân bằng.
Ở độ tuổi 1 – 3, thực tế trẻ chưa hiểu cái gì là đúng sai, vì bố mẹ muốn dỗ dành mà đi ngược lại lý lẽ sẽ khiến trẻ mất đi sự tôn trọng, tâm lý trẻ sẽ nghĩ rằng mọi tội lỗi đều xuất phát từ người lớn và mọi thứ xung quanh, không phải do mình. Dần dần, tâm lý này sẽ phát triển mạnh hơn, khiến trẻ hình thành những tâm thái tiêu cực như tự tư, ỷ lại, ưa viện lý do, thậm chí là phản kháng vô lý. Do đó, nếu trẻ thật sự phạm lỗi, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ thừa nhận lỗi lầm và chịu trách nhiệm trong phạm vi thích hợp.
4. Để trẻ biết chịu đau ở mức độ thích hợp
Trẻ té ngã là chuyện rất bình thường, chúng có thể hoàn toàn tự đứng dậy nhưng đa số người lớn xót con, lúc nào cũng vội chạy đến bế con lên rồi không ngừng dỗ dành, xuýt xoa. Kỳ thực, cách thương con này chưa hẳn tốt cho sự phát triển nhân cách và bản lĩnh sinh tồn của trẻ về sau. Ví dụ thay vì khi trẻ ngã, bạn vội vàng hỏi trẻ “Đau không con?”, tốt hơn là hãy nói với trẻ “Không đau, con đứng dậy là không đau nữa”. Câu khẳng định thay vì câu hỏi này có thể giúp trẻ trấn an tinh thần, vừa giống như câu khen ngợi rằng trẻ rất dũng cảm, từ đó khiến trẻ cảm thấy bản thân có thể làm được nhiều thứ và biết tự lập hơn.
5. Bố mẹ nên là tấm gương
Bố mẹ là người có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, vì vậy trước khi đòi hỏi trẻ độc lập, bạn phải là tấm gương tốt ở mặt này. Nhiều vợ chồng cãi nhau luôn đổ lỗi cho đối phương, thậm chí chiến tranh lạnh, bỏ mặc mọi thứ trong nhà không lo v.v… những hành vi thiếu trách nhiệm này sẽ bị trẻ quan sát và cảm nhận, trong khi khả năng phân biệt đúng sai ở trẻ 1 – 3 tuổi là không có, từ đó trẻ sẽ có xu hướng bắt chước người lớn, mất đi ý thức độc lập và dễ ỷ lại vào người khác.
FASTRACK TOTS là chương trình học dành cho trẻ nhỏ từ 3-4 tuổi mang lại nhiều giá trị thực sự cho sự phát triển của trẻ. Trong lớp FasTrack Tots trẻ sẽ được rèn luyện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ qua việc nói đủ câu, thuyết trình, sự tự tin ở bản thân. Bạn mong muốn giúp con khám phá và phát huy được hết tiềm năng, sức mạnh của bản thân, giúp con học và sống thông minh hơn? Hãy bắt đầu bằng việc ĐĂNG KÝ cho trẻ học ngay hôm nay!
Lượt đọc: 1,211