Mỗi ngày học một điều hay cùng Robot HUNA
Mỗi buổi học ở lớp học HUNA lại hứa hẹn đem đến cho trẻ những trải nghiệm thú vị và mới lạ. Chủ đề tìm hiểu tuần này là: “ ĐÒN BẨY ACSIMET ”
Ai cũng biết một trong những câu nói vô cùng nổi tiếng của Acsimet đó là: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên”. Nhưng không phải ai cũng rõ, đặc biệt là trẻ em, câu chuyện đằng sau câu nói đó. Do đâu mà Acsimet tìm ra được nguyên lý đòn bẩy? Tất cả mọi thắc mắc đều được các thầy cô ở lớp học HUNA giải đáp chính xác bằng một phương pháp truyền đạt rất lý thú và lôi cuốn.
Câu chuyện đòn bẩy đem lại rất nhiều điều ngạc nhiên
Sau khi tiếp nhận các thông điệp bằng câu chuyện dí dỏm, kèm theo sự giảng giải chủ đề của giáo viên hướng dẫn. Tinh thần của các bạn nhỏ đã được lên dây cót. Bạn nào cũng thể hiện rõ lòng quyết tâm, tính kiên trì tập trung nghiên cứu việc lắp ráp robot theo chủ đề.
Cả lớp chăm chú nghe hướng dẫn của thầy
Sau khi rất nhiều chiếc rổ chứa hàng trăm miếng ghép, linh kiện và cả các loại mô tơ được bày ra, công việc lắp ráp bắt đầu. Cả lớp được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 4 thành viên. Bài học “Đòn Bẩy Acsimet” đưa ra bài tập là lắp ráp mô hình bập bênh sáng tạo và hai mô hình cánh tay gadget theo như sách giáo khoa. Cẩn thận xem xét từng chỉ dẫn, các bạn nhỏ đã nhanh chóng xác định các vật tư cần có để hoàn thiện mô hình theo trí tưởng tượng của mình. Các thành viên trong mỗi nhóm nhận nhiệm vụ và bắt tay vào thực hiện ngay lập tức.
Thảo luận nhóm
Linh Nga cô bạn gái duy nhất của lớp HUNA, nhưng bạn không hề tỏ ra thua kém các bạn nam một chút nào đâu nhé! Là người phụ trách lắp cánh tay gaget trong nhóm, Linh Nga đã hăng say lắp ráp đến mức vượt cả số lượng mà cô giáo yêu cầu, cuối cùng cô gái nhỏ nhắn đáng yêu đã tặng một sản phẩm của mình cho cô giáo.
Con gái và kỹ thuật – một sự kết hợp tuyệt vời
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, hai cậu em út của lớp – Tuấn Minh và Lê Anh – phối hợp với nhau rất tốt để có thể hoàn thành nhiệm vụ kịp thời gian với các anh lớn.
Tuấn Minh và Lê Anh chung tay làm cánh tay gadget
Minh Lương và Đức Anh hội ý sáng tạo mô hình bập bênh
Sử dụng óc sáng tạo của bản thân, các con có thể biến hóa sản phẩm của mình khác với nguyên mẫu. Bên cạnh các chuẩn mực cơ bản để chấm điểm như: yếu tố thời gian, yếu tố thẩm mỹ, kết cấu đúng lý thuyết,… thì dấu ấn riêng của người chế tạo chính là tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá năng lực của trẻ.
vn/wp-content/uploads/2013/08/huna-18-yết-kiêu-2sa.jpg” width=”466″ height=”350″ />
Cánh tay gadget của nhóm đã hoàn thành
Thời gian lắp ráp kết thúc cũng là lúc cuộc chơi thú vị được khởi động. Cuộc đua tốc độ giữa các chú robot mới toanh đã khuấy động không khi cả lớp học. Những tiếng cổ vũ không ngớt cùng tiếng hò reo chúc mừng người chiến thắng khiến cuộc đua càng về sau càng khí thế.
Cuộc đua tốc độ
Ai nhanh – mạnh nhất???
Gói gọn trong 2 tiếng đồng hồ, tiết học lắp ráp robot HUNA đã đem đến cho trẻ vô vàn lợi ích mà khó có thể đong đếm bằng vật chất. Lớp học không những đã giúp các bạn phát triển tư duy logic và tư duy kỹ thuật, được gieo mầm kiến thức khoa học và vật lý cơ bản, vun đắp sự sáng tạo, tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề, mà còn là môi trường để giúp bé xây dựng tính chủ động trong suy nghĩ, rèn luyện sự tỉ mỉ, kiên trì theo đuổi mục tiêu và học được cách hợp tác hiệu quả với người khác. Một buổi học kết thúc sẽ lại mở ra cho trẻ niềm mong đợi mới trong buổi học tiếp theo.
Lượt đọc: 2,234