GIẢI MÃ NHÚT NHÁT TRONG GIAO TIẾP.

Biểu hiện của Nhút nhát trong giao tiếp.

Nhút nhát không phải là một cảm xúc, mà là sự pha trộn giữa sợ hãi, căng thẳng, e ngại và/hoặc xấu hổ. Chúng ta hãy bắt đầu giải mã nhút nhát trong giao tiếp và tìm cách để trẻ thoát khỏi tình trạng này.

Những đứa trẻ nhút nhát dường như thiếu tự tin và e dè, đặc biệt là trong môi trường mới hoặc khi chúng là trung tâm của sự chú ý. Những thay đổi về môi trường và áp lực học đường cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến phong thái của trẻ. Các triệu chứng của sự nhút nhát thể hiện ở cái nhìn ác cảm, giọng nói ngập ngừng hoặc run rẩy, khóc… Nhiều trẻ nhút nhát thể vẫn có thể học tốt và có cuộc sống khá bình thường. Nhưng với một số trẻ khác tính nhút nhát lại khá nghiêm trọng, cha mẹ cần quan tâm đến việc đánh giá con mình đang ở trạng thái nào.

Thật thiệt thòi khi một đứa trẻ cực kỳ nhút nhát, bởi trẻ có thể bị bạn bè coi là không thân thiện, đám đông sẽ tự tìm tới nhau và tránh chơi với trẻ nhát. Bố mẹ thấy rằng điều này có thể cản trở sự phát triển xã hội của trẻ và làm tăng khả năng trẻ thiếu tự tin. Kỹ năng kết bạn hoặc giao tiếp kém làm trẻ cảm thấy cô đơn và chán nản. Không nghi ngờ gì nữa đây trẻ mất đi cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình. Cha mẹ và các nhà giáo dục cần hỗ trợ để nhút nhát không trở nên tồi tệ hơn.

Giải mã nhút nhát trong giao tiếp

Tính di truyền, văn hóa gia đình, và môi trường sống quanh trẻ đều có thể đóng một vai trò trong tính nhút nhát. Chẳng hạn nếu gia đình của trẻ có xu hướng cô lập thì có nhiều khả năng trẻ sẽ bị ức chế phần nào. Ngoài ra, nếu những người lớn trong cuộc sống của trẻ liên tục chú ý đến những gì người khác nghĩ về trẻ, bất đồng trong quan điểm giáo dục , hay cãi cọ,  hoặc ít cho trẻ được tự chủ, thì tính nhút nhát có thể xảy ra.

Thông thường, để cảm thấy an toàn,  trẻ nhút nhát thường lùi lại.Trẻ bắt đầu quá trình tương tác với xã hội bằng cách quan sát và lắng nghe sự tương tác của những người khác. Khi trẻ cảm thấy thoải mái, trẻ sẽ tiến lại gần hơn. Một số trẻ nhanh chóng nhận ra những người có mức độ an toàn cao, và có xu hướng tiếp cận với người đó, có thể là giáo viên, có thể là bạn bè, tùy theo tính tình và sự đánh giá của mỗi trẻ với môi trường mới.

Chúng có thể làm gì để tạo điều kiện phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ nhút nhát?

Chúng ta cần cố gắng hiểu suy nghĩ, nỗi sợ hãi và những cảm xúc khác của trẻ.  

Sử dụng giọng nói nhẹ nhàng và rõ ràng.

Kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời.

Hãy cho trẻ thời gian để thích nghi với tình huống mới để trẻ tăng cảm giác an toàn và tin tưởng.

Không ép con tham gia các hoạt động tập thể ngay lập tức. Hãy khuyến khích để trẻ tương tác với các bạn cùng trang lứa.

Lưu ý và nhận xét về những điểm mạnh của trẻ, những phẩm chất như lòng tốt, khả năng thể thao hoặc học tập, sự nhanh nhạy trong quan sát hay khéo léo… tất cả để trẻ tăng cường sự tự tin.

Hãy chia sẻ để trẻ thấy rằng mọi người đều phạm sai lầm và không ai là hoàn hảo. Khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng bằng cách nhấn mạnh rằng nỗ lực của bản thân là điều quan trọng nhất.

nhút nhát trong giao tiếp

Bạn sẽ nói gì với trẻ nhút nhát trong giao tiếp:

  • Không bao giờ gán cho con từ “nhút nhát”, khi từ này được lặp đi lặp lại, trẻ sẽ tin rằng mình là người nhút nhát, và chắc là không thể thay đổi được điều đó.
  • Hãy nói “con có biết rằng con có khả năng suy luận rất tốt không?”, “con có biết mẹ yêu nhất điều gì ở con không?”…  
  • Trước khi tham gia một hoạt động mà trẻ có thể thấy ngại ngần, hãy nói những điều tích cực nhất để con thấy háo hức,
  • Tuyệt đối không nói: “con đừng có nhút nhát như thế, lần nào cũng vậy”, “ra kia chơi đi, sao cứ phải dính lấy bố mẹ thế”, “nếu con không vào đó chơi thì đừng có nghĩ tới việc về nhà”…
  • Đôi khi bạn cũng cần dùng đòn bẩy để bạn có thể khuyến khích con vượt qua rào cản do chính con đặt ra
  • Luôn động viên và  chỉ ra những điểm tốt của con.

Hoàng Mỹ Anh

Chuyên gia giáo dục

Nhút nhát trong giao tiếp có thể là rào cản rất lớn cho sự phát triển. Hãy cùng chúng tôi cải thiện ngay tình hình này, bố mẹ hãy liên hệ 0961362606 hoặc đăng ký tại đây

Lượt đọc: 733