7 ĐIỀU BỐ MẸ CẦN CHÚ Ý KHI BỒI DƯỠNG SỰ TỰ TIN CHO CON
Đời sống càng hiện đại, các bố mẹ càng muốn thay đổi những nề nếp giáo dục xưa cũ để con không còn bị áp lực, từ đó mà bồi dưỡng nên sự tự tin cho con. Nhưng đôi khi, các bố mẹ lại vô tình áp dụng một cách thái quá khiến không những không đạt được mục đích tự tin mà còn để xảy ra nhiều hệ lụy khác nữa. Vậy, các bố mẹ cần chú ý những gì trong quá trình bồi dưỡng sự tự tin cho con?
1. Đừng tùy tiện khen ngợi con
Sở dĩ đề mục này được đặt ở đầu tiên là vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu.
Các bậc cha mẹ thời nay thường rất kỵ việc giáo dục kiểu gây áp lực cho con, vậy nên thường cố gắng hết sức tìm đủ mọi cơ hội để có thể bình luận theo kiểu khen con.
Rất nhiều bố mẹ hễ thấy con làm tốt một chuyện nào đó thì liền thốt lên “Giỏi quá!”, “Con là giỏi nhất!”, dùng một thứ ngữ khí vô cùng khoa trương, cố gắng dùng cách này bồi dưỡng sự tự tin trong con.
Phương pháp này thường sẽ có tác dụng khá rõ ràng khi trẻ còn nhỏ, nhưng sau này đến khi trẻ đã làm quá nhiều những chuyện đủ tốt tương tự và nhận thức được khả năng của mình, trẻ dần dà sẽ cảm thấy khó chịu với những lời khen thái quá đó. Khi trẻ có thể tự làm tốt một chuyện gì đó, thực ra bố mẹ chị cần thể hiện một chút sự nhìn nhận, hay khi con biết giúp đỡ bố mẹ, chỉ cần thể hiện một chút lòng biết ơn là được.
Bồi dưỡng sự tự tin cho trẻ, cái đầu tiên phải chú ý ấy là những lời khen ngợi của chúng ta, đừng quá khoa trương mà ngược lại chỉ tổ đem đến cho con nhiều áp lực hơn.
2. Không giải quyết vấn đề giúp con
Rất nhiều bố mẹ đều hy vọng có thể cho con một Utopia, một thế giới hoàn hảo tới siêu thực, không muốn con gặp phải dù chỉ một chút trở ngại hay thương tổn nào.
Ví dụ như khi đứa trẻ nhà hàng xóm giành mất ô tô đồ chơi của con, phần lớn những đứa trẻ đều sẽ tìm tới mẹ chúng nhờ giúp đỡ. Mà các bà mẹ thì lại chưa bao giờ làm con thất vọng, có người thì an ủi con rằng “Con phải biết chia sẻ với bạn bè”, người thì lại đi trách mắng đứa trẻ kia, thậm chí còn xảy ra tranh chấp giữa người lớn với nhau nữa. Nói tóm lại, các bà mẹ thường dùng những cách vừa nhanh vừa gọn để giải quyết mọi vấn đề của con.
Một tiến sĩ ngành giáo dục nổi tiếng, Robert Brooks từng nói: “Trẻ em cần học cách tự mình khắc phục trở ngại, chứ không phải để bố mẹ dẹp bỏ trở ngại giúp mình. Đó mới là cách bồi dưỡng sự tự tin đúng cách.”
Khi đối diện với những vấn đề không có tính tổn thương đến con, bố mẹ hoàn toàn có thể kiên nhẫn hướng dẫn con tự mình giải quyết vấn đề. Ví dụ như vấn đề giành xe đồ chơi nêu trên, khi con tới nhờ giúp đỡ, bố mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn con rằng:
- Bạn ấy giành xe đồ chơi của con như vậy là đúng hay sai?
- Vậy giờ chúng ta phải làm thế nào?
- Con thử qua thương lượng với bạn ấy về cách nghĩ của con xem.
- Nếu bạn ấy vẫn không chịu, chúng ta có thể thử nghĩ cách khác, được không?
Kiểu giao tiếp với con như vậy rõ ràng là rất mất thời gian, nhưng cách này lại có thể giúp con độc lập tư duy tìm cách giải quyết vấn đề, đồng thời giúp con có thêm sự tự tin và dũng khí để giải quyết vấn đề. Điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của con sau này.
3. Không phải chuyện gì cũng có thể “tôn trọng quyết định của con”
Tôn trọng quyết định của con đúng thực là một cách tốt để bồi dưỡng sự tự tin cho con. Việc cho con quyền quyết định trong cuộc sống của mình khi còn nhỏ sẽ giúp con thêm tin tưởng vào phán đoán của mình sau này.
Nhưng không phải chuyện gì cũng có thể để con thoải mái tự quyết, ví dụ như thời gian xem tivi, có phải đi tập piano không,… đại loại như vậy. Bởi trẻ ở độ tuổi này sẽ chưa nhận thức được việc đó có ảnh hưởng tới mình đến mức nào.
Nhưng làm vậy, liệu trẻ có cảm thấy quyền quyết định của mình đang bị tước đoạt hay không?
Cái này thì còn phải dựa vào trí tuệ của bố mẹ rồi!
Nếu bố mẹ yêu cầu con “Không được xem tivi!” hay “Con đi tập đàn ngay cho mẹ!” một cách cứng nhắc sẽ khiến con có cảm giác như mình đang bị tước đoạt mà lại càng thêm có những phản ứng tiêu cực.
Nhưng nếu bố mẹ có thể đổi hướng tư duy khác, cho con được phép đưa ra quyền quyết định trong một phạm vi nhất định, ví dụ như con có thể lựa chọn xem hoạt hình liên tục 20 phút hoặc xem 10 phút vào buổi sáng, 10 phút vào buổi chiều. Để con được đưa ra quyền lựa chọn trong phạm vi quy định mới là tôn trọng và có trách nhiệm đối với con.
4. Thể thao thật sự có thể bồi dưỡng sự tự tin cho con sao?
Để trẻ chọn ra một hoặc một vài môn thể thao tùy theo sở thích của mình, thông qua việc kiên trì luyện tập sẽ giúp con bồi dưỡng sự tự tin đã là suy nghĩ chung của nhiều bậc cha mẹ.
Nhưng trên thực tế, những môn thể thao mang tính cạnh tranh yêu cầu những kĩ năng vô cùng mạnh mẽ. Muốn dùng một môn thể thao nào đó giúp bồi dưỡng sự tự tin cho con sẽ khó tránh phải trải qua một khoảng thời gian khổ luyện rất dài mới có thể thực hiện được.
Trên thực tế, thay vì thể thao vận động thì những môn vận động nhẹ ngoài trời hay trò chơi mới là pháp bảo đắc lực nhất trong việc bồi dưỡng sự tự tin cho con, hơn nữa cũng lại sẽ rất được hoan nghênh trong tập thể.
Thông qua việc tham gia các hoạt động trại hè cho trẻ, tổ chức các trò chơi hoạt động ngoài trời cho các con cùng chơi sẽ giúp con trở nên hoạt bát và năng động hơn, đồng thời còn có thể bồi dưỡng thêm ý thức đội nhóm, ý thức kỉ luật cũng như ý thức cùng thắng cho con.
Vậy nên, nếu con đã không hứng thú với thể thao thì tuyệt đối đừng phủ định hay lo lắng, vì thực ra các trò chơi hay vận động nhẹ ngoài trời cũng là một sự lựa chọn rất tốt mà.
5. Tiếp xúc với người lớn nhiều có tốt cho con không?
Ngoài việc trưởng thành cùng với những đứa trẻ đồng trang lứa ra, con cũng cần tiếp xúc và nói chuyện với những người lớn xung quanh nữa.
Từng có một nghiên cứu nước ngoài chứng minh, việc có quan hệ thân thiết với những người lớn có vai trò đặc biệt, như thầy cô, cô dì chú bác, bảo mẫu hay bố mẹ của bạn bè gì đó,… có thể giúp con phát triển thêm rất nhiều về EQ.
Vậy nên, bố mẹ cần động viên con nói chuyện với người lớn nhiều hơn, nhiệt tình giúp đỡ mọi người. Ví dụ như giúp ông bà nhổ cỏ, tưới cây, giúp cô dì chú bác trông nom những em bé nhỏ hơn, theo phụ giúp thầy cô vài việc vặt, cùng anh chị thảo luận về những bộ phim vừa xem, vân vân… Giúp trẻ mở rộng vòng sinh hoạt cũng như vòng bạn bè cũng có tác dụng nhất định trong việc bồi dưỡng sự tự tin cho con trong quá trình trưởng thành.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là cổ vũ con nói chuyện với những người lạ mặt.
6. Phải làm sao để cân bằng giữa những mục tiêu ngắn và lý tưởng dài hạn?
Chỉ cần thiết lập một cách hợp lý, sự tự tin của con sẽ có thể nhờ vào việc đạt được những mục tiêu ngắn mà nâng cao lên rất nhiều. Ví dụ, nếu con có thể đọc hết 5 cuốn sách trong một học kỳ thì sẽ được lên lên mô hình máy bay tỉ lệ 1:1 chơi, những kiểu mục tiêu nhìn mãi không thấy đích này hoàn toàn chẳng có chút ảnh hưởng tích cực nào lên trẻ cả. Nhưng nếu có thể đặt mục tiêu thành mỗi ngày đọc bao nhiêu trang sách thì lại có thể cho con cảm giác thành tựu nhất định trong quá trình hoàn thành từng mục tiêu nhỏ đó.
Khi con đã có cảm giác thành tựu này rồi, bất luận là tự mình đi vệ sinh giữa đêm hay hoàn thành một trang bài tập cũng đều khiến chúng cảm thấy tự tin và hài lòng hơn rất nhiều.
Vậy nên, đừng coi thương sức mạnh của những mục tiêu nhỏ, phải biết chia những mục tiêu lớn trong cuộc sống thường ngày của con thành những mục tiêu nhỏ để từ từ thực hiện sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng sự tự tin cho con
7. Những lời khen theo kiểu “canh gà có độc”
Trong quá trình trưởng thành của con, khó tránh sẽ có một vài thất bại hay vấp ngã. Rất nhiều bậc phụ huynh khi con thất bại thường hay cổ vũ con rằng: “Không sao đâu, chỉ cần chúng ta cố gắng thêm một chút, lần sau nhất định sẽ có thể thành công mà.”
Những câu an ủi kiểu đó trong trường hợp này cũng giống như “canh gà có độc” vậy, cần phải sử dụng thật thận trọng trước mặt con cái. Bởi không ai có thể chắc chắn rằng chỉ cần chúng nỗ lực hơn một chút, lần sau nhất định sẽ thành công cả.
Tâm lý tự ti của con thường bắt nguồn từ sự tự tin thái quá, vậy nên mới càng dẫn đến việc khi chưa nhìn rõ nguồn gốc sự việc, con thường hay mang trong mình tâm thái tự tin thái quá.
Tất nhiên, chúng ta cần phải hướng con đến tính quan trọng của việc chú trọng quá trình, còn đối với kết quả, chúng ta càng cần phải để con biết rằng, có rất nhiều nhân tố dẫn đến sự thành công của con, nhưng nếu chỉ dựa vào nỗ lực thì chưa chắc đã có thể thay đổi được kết quả. Ví dụ như khi con đá thua một trận bóng, bạn nên lắng nghe suy nghĩ của con lúc đó.
- Con có cảm thấy hụt hẫng không?
- Vậy trong trận bóng, con có điểm sáng nào không?
- Các đồng đội của con hôm nay đá thế nào?
- Kết quả của một trận bóng không phải chuyện mà một người có thể quyết định được, nhưng nếu con có thể tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của mình trong thất bại đó thì cũng coi như là có thu hoạch rồi.
Khi trẻ đã chịu mở lòng ra, những cuộc dẫn đạo như vậy sẽ có thể bồi dưỡng cả năng lực chấp nhận thất bại, vấp ngã cũng như sự dẻo dai cho con, để con có thể thoải mái đứng từ nhiều góc độ mà nhìn nhận những chuyện trong cuộc sống.
Tóm lại, việc bồi dưỡng sự tự tin cho con là một quá trình rèn luyện rất dài và mệt nhọc. Nhưng khi có thể làm tốt từng chuyện nhỏ như vậy, cũng không ngại mệt nhọc, sự tự tin của con sẽ từ từ được bồi dưỡng và trở nên vững chắc. Giáo dục vốn là một chuyện vô cùng khó khăn và kéo dài, không thể ngày một ngày hai mà thành tài được, các bố mẹ hãy cùng Bé Thông Minh vừa làm vừa học hỏi nhé!
Từ 3 – 9 tuổi là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp trẻ tự tin và tự lập. Đặc biệt là việc giúp trẻ tự tin sẽ khiến trẻ có thể làm được nhiều thứ và thành công trong cuộc sống sau này. Hãy bắt đầu ngay với Bé Thông Minh ngay nào!
Lượt đọc: 475