Học kỹ năng lắng nghe và nói chuyện với con

Tưởng chừng như kỹ năng lắng nghe và nói chuyện chỉ quan trọng trong những mối quan hệ xã hội, nhưng mong cha mẹ đừng quên rằng, trẻ cũng rất cần được lắng nghe và chia sẻ với cha mẹ, đặc biệt khi trẻ bước sang giai đoạn 9 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ hình thành những suy nghĩ riêng cho mình. Tất cả những gì trẻ được học, được quan sát và tiếp xúc, những mối quan hệ ở trường lớp hay ở ngoài đều là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến về cảm xúc và trí tuệ của trẻ. Nếu trẻ được tâm sự và được cha mẹ đón nhận những suy nghĩ của bản thân, thì sẽ thực sự tốt cho việc định hướng sự phát triển.

Tuy nhiên, cuộc sống bận bịu hay đôi khi do tính cách của cha mẹ, những quan điểm cá nhân mà nhiều cha mẹ dường như vô tâm với những cảm xúc của con, khiến những điều không tích cực hình thành như những lớp sóng lớn, cuộn trào trong mỗi giờ phút con khôn lớn. Hãy thử đặt bản thân vào một đứa trẻ, khi những niềm vui trong cuộc sống không được sẻ chia, khi những bức bối trong lòng không được giải thoát thì chúng ta sẽ ra sao? Hẳn là sẽ nhìn cuộc sống này với ánh mắt thật tiêu cực và chán nản. Và với trẻ từ 9 tuổi cũng vậy, những tâm tư lại càng chất chứa nhiều hơn, lối suy nghĩ đang trong giai đoạn định hướng. Song hành với trẻ sẽ là những thay đổi về cảm xúc, nhận thức. Trẻ đã hình thành rõ ràng hơn về sở thích, quan sát tỉ mỉ hơn những gì xảy ra xung quan mình và có những nhận định riêng. Nhưng tất nhiên, 9 tuổi vẫn là mốc trẻ nhìn nhận mọi việc không rõ ràng, dễ bị theo chiều hướng xấu. Nên cha mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn cho con. Hãy cho chính mình thời gian rèn luyện kỹ năng lắng nghe và nói chuyện, đặc biệt với con để hiểu hơn về con và cùng con vạch định hướng đi đúng cho sự phát triển.

cha mẹ cần học kỹ năng lắng nghe và nói chuyện với con

Vậy cha mẹ cần học kỹ năng lắng nghe và nói chuyên với con như thế nào?

1. Để ý và phản ứng lại sự giao tiếp không lời của con. Điều này có nghĩa là trong cuộc nói chuyện, con có thể sẽ phản ứng lại những câu nói của cha mẹ thông qua ánh mắt, cử chỉ. Vậy hãy đừng bỏ qua những cử chỉ đó mà hãy khuyến khích con thể hiện chúng bằng lời nói. Ví dụ nếu thấy con nheo mắt trước một vấn đề mình đưa ra, cha mẹ có thể hỏi: “Con có vẻ chưa hoàn toàn đồng ý với việc này đúng không? Con có thể nói lý do được không”. Việc này thể hiện cha mẹ đang rất chú ý đến ý kiến của con và trẻ sẽ cảm thấy minh được quan tâm.

2. Chọn thời gian và địa điểm hợp lý để nói chuyện với con: Khi con muốn nói chuyện nhưng có thể tại thời điểm đó cha mẹ chưa thể dành thời gian hoàn toàn cho cuộc nói chuyện đó, vậy hãy hẹn con vào một giờ khác hợp lý hơn, khi mà cha mẹ có thể dành toàn bộ sự tập trung cho những lời nói của con. Hãy thể hiện rằng cha mẹ đang thực sự chú ý đến con, để con thấy con xứng đáng được nhận sự lắng nghe và chia sẻ. Và quan trọng là hãy đảm bảo giữ đúng cuộc hẹn.

3. Chú ý hoàn toàn vào con: Khi ngồi xuống nói chuyện với con, cha mẹ hãy đảm bảo rằng không có gì có thể gây gián đoạn cuộc hội thoại. Hãy hoàn toàn tập trung vào con. Không nên trả lời điện thoại, xem tin nhắn hay tivi khi con đang nói. Điều đó dạy con rằng: trong một cuộc giao tiếp, ai cũng cần được tôn trọng. Và con sẽ cảm thấy những tâm tư của mình thực sự quan trọng với cha mẹ, sẽ giúp con mở lòng hơn rất nhiều.

4. Tránh làm gián đoạn: Hãy để con được nói hết suy nghĩ của mình trước khi cha mẹ muốn bày tỏ ý kiến riêng. Không nên ngắt lời, phản đối hay vội tỏ thái độ. Trẻ có thể chưa phân biệt được những gì trẻ đang giữ trong đầu là đúng hay sai, và cha mẹ cần phải lắng nghe hết những điều đó để định hướng và giáo dục trẻ.

5. Khuyến khích con bằng cử chỉ: Có thể hướng người về phía trước, tập trung ánh mắt vào con, đôi khi gật đầu, nói “uh-hu” hoặc “mmm”, thi thoảng nở nụ cười lúc thích hợp để con thấy con đang được chú ý và lắng nghe.

 

Hàng trăm trẻ nhỏ sẽ là hàng trăm cá thể khác biệt. Chúng ta không thể áp sở thích, đường hướng học tập của trẻ này lên trẻ khác. Chúng ta không thể để một đứa trẻ thích vận động ngồi một chỗ làm thơ, hay bắt một đứa trẻ có năng khiếu nghệ thuật phải học tốt về các con số.  Mỗi đứa trẻ mỗi sở thích, mỗi khả năng khác nhau. Nếu như không lắng nghe, không trò chuyện với con, thì vô tình cha mẹ đang kìm hãm những ước mơ của con. Bởi vậy, chúng tôi luôn khuyến khích cha mẹ hãy để trẻ tự do thể hiện cá tính của mình, bộc lộ bản thân và hãy chia sẻ với con thật nhiều. Nếu cha mẹ còn băn khoăn không biết mình nên làm thế nào, hãy để con được bày tỏ với chúng tôi, cho con trở thành thành viên của chương trình Phát triển trí thông minh đa dạng – MIDA dành cho trẻ 9 -11 tuổi để con được khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân, tự tin trình bày ý kiến, quan điểm, nâng cao khả năng giao tiếp hiệu quả. Cha mẹ hãy đừng chần chừ vì những giai đoạn quan trọng của trẻ sẽ qua rất nhanh chóng. Đăng ký ngay với chúng tôi hoặc liên hệ theo hotline 098.292.9815 hoặc 024.3941.1316; email: kids@indochinapro.com.

 

Lượt đọc: 4,174