CÁCH GIÚP TRẺ ĐẶT RA VÀ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU DÀI HẠN
Con đường dẫn đến sự tiến bộ của trẻ không hề dễ dàng hay nhanh chóng. Để làm được điều đó, bố mẹ hãy giúp con đặt ra và đạt được các mục tiêu dài hạn. Hãy cùng Bé Thông Minh FasTracKids tìm hiểu các cách để thực hiện được việc này nhé!
Tất cả chúng ta, bao gồm cả các bạn nhỏ, đều muốn trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Và thời điểm tốt nhất để bắt đầu thực hiện điều này là vào đầu năm mới.
Sự quyết tâm để thực hiện một việc gì đó và các mục tiêu được đặt ra vào đầu năm mới có thể là ngắn hạn (có thể đạt được sau vài ngày hoặc vài tuần) hoặc dài hạn (cần nhiều tháng hoặc nhiều năm để hoàn thành). Ví dụ, nếu trẻ muốn kết bạn mới, trẻ cần đặt ra các mục tiêu ngắn hạn là tìm kiếm, lựa chọn bạn để chơi và kết nối với họ. Nếu trẻ muốn trở nên độc lập hơn, trẻ cần hướng tới một mục tiêu dài hạn (là một loạt các mục tiêu ngắn hạn dựa trên nhiệm vụ) để đạt được điều đó.
Tuy nhiên, điều quan trọng là trẻ phải học cách đặt ra mục tiêu thực tế. Theo lời của diễn giả truyền cảm hứng người Mỹ Zig Ziglar, “Đặt mục tiêu đúng cách là đã đi được nửa chặng đường.” Đặt mục tiêu dài hạn đúng cách bao gồm nhiều bước như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu
Điều này không chỉ liên quan đến việc xác định được mục tiêu dài hạn nào cần đặt ra mà còn là trong mục tiêu dài hạn đó bao gồm những gì. Hãy để trẻ được tham gia vào việc xác định mục tiêu và đảm bảo rằng các mục tiêu đó không quá mơ hồ, quá tham vọng hay quá lý tưởng. Bất kể trẻ đang trong độ tuổi là thiếu niên hay mẫu giáo, hãy để con được đề xuất ý tưởng và đưa ra ý kiến của con. Bố mẹ có thể hỏi con những câu hỏi cụ thể về điều gì có thể giúp con cải thiện hiệu suất, con muốn tự thưởng cho mình như thế nào khi hoàn thành tốt công việc,… Hãy cố gắng hiểu những khó khăn và bối rối của con. Kết hợp các biện pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề này khi xác định mục tiêu dài hạn. Luôn yêu cầu trẻ xác định mục tiêu theo cách mà con có thể phát huy hết khả năng và nhận ra tiềm năng thật sự của mình.
Bước 2: Chia nhỏ một cách hợp lý
Giống như bất kỳ hoạt động nào, việc đặt ra các mục tiêu dài hạn đòi hỏi bố mẹ phải giúp con chia nhỏ mục tiêu thành các phần. Trong khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo có thể chỉ có năm nhiệm vụ hoặc ít hơn trong mỗi phần thì trẻ ở độ tuổi tiểu học hoặc lớn hơn có thể có nhiều hơn. Việc làm này khiến cho mục tiêu của con được chia theo cách mà trông nó có vẻ không quá lớn lao và con có thể thực hiện được. Từ đó, con sẽ thấy tự tin và cho rằng mình có lợi thế. Điều này sẽ giúp tăng sự tập trung của trẻ vào mục tiêu dài hạn cuối cùng của mình. Việc nhanh chóng đạt được các mục tiêu nhỏ hơn sẽ khuyến khích con nỗ lực nhiều hơn để đạt được kết quả cuối cùng.
Bước 3: Thời gian thực hiện mục tiêu
Thời gian cũng là một nguồn lực. Các mục tiêu dài hạn của trẻ sẽ có vẻ khả thi nếu con có một khoảng thời gian hợp lý được giao để hoàn thành công việc. Trẻ nghĩ mốc thời gian hợp lý là gì? Trẻ kỳ vọng vào bản thân mình thực tế đến mức nào trong khung thời gian đó? Hãy đưa những câu hỏi này vào cuộc thảo luận của bố mẹ với con khi bố mẹ đặt ra thời hạn để con đạt được mục tiêu dài hạn. Trẻ nên đặt ra thời hạn cho từng bước dẫn đến kết quả cuối cùng là đạt được mục tiêu dài hạn.
Bước 4: Theo dõi tiến trình
Khi con đã dành thời gian và công sức để đạt được mục tiêu, con đã trải qua một hành trình khá gian khó. Đôi khi, việc đạt được mục tiêu mong muốn có vẻ như nằm ngoài tầm với. Theo dõi tiến trình của con sẽ giúp con tự đánh giá và kiểm tra xem con có đang chậm trễ trong việc đáp ứng thời hạn, có bỏ qua các chi tiết hay không đạt được các tiêu chuẩn hay không. Điều này sẽ thúc đẩy con làm việc chăm chỉ hơn. Nếu con đang làm tốt trong việc đáp ứng kỳ vọng của mục tiêu dài hạn thì con sẽ cảm thấy phấn khởi về thành công của mình và là một người làm việc vui vẻ trong suốt thời gian còn lại cho đến khi đạt được mục tiêu.
Hãy biến việc theo dõi tiến trình trở nên thú vị và nghệ thuật với đầy màu sắc và các biểu đồ, ngôi sao vàng, đồ thị và danh sách!
Bước 5: Ăn mừng thành tích
Đừng ngại khen ngợi và liên tục cổ vũ, khen ngợi trẻ vì những nỗ lực của con, Bất kể con có thành công ở mọi giai đoạn để đạt được mục tiêu hay không, con cũng đã rất nỗ lực và xứng đáng được ghi nhận. Hãy nói với con rằng bố mẹ tự hào về con như thế nào, nấu những món ăn con yêu thích, đưa con đi mua sắm và đảm bảo rằng những người khác trong gia đình và trong vòng bạn bè của con biết về thành tích của con.
Trên đây là các bước để đặt ra các mục tiêu có thể thực hiện được, bố mẹ hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau: Con đã gặp phải những rào cản nào trong quá trình đạt được mục tiêu của mình? Bố mẹ có nhận thấy rằng con có trách nhiệm hơn, có động lực hơn hoặc chủ động hơn trong việc đạt được mục tiêu của mình không? Con có thể hiện nhược điểm nào trong khi thực hiện để đạt được mục tiêu của mình không? Hãy thảo luận những quan sát của bố mẹ với con. Khuyến khích con tiếp tục cố gắng và không bao giờ bỏ cuộc khi thất bại. Hãy để gia đình tham gia vào hành trình đi đến chiến thắng của con.
Làm việc hướng tới các mục tiêu dài hạn sẽ tạo nên sự kiên nhẫn, bền bỉ, tự tin, độc lập và tự hào về công việc của chính mình. Đây là những đặc điểm sẽ giúp trẻ nổi bật hơn so với bạn bè cùng trang lứa trong bất kỳ lĩnh vực nào mà trẻ lựa chọn. Nhà thơ TS Eliot tóm tắt toàn bộ lý do tại sao bây giờ là thời điểm bố mẹ nên giao cho con mình một nhiệm vụ và hiện thực hóa một số mục tiêu dài hạn rất cần thiết:
“Vì những lời của năm ngoái thuộc về năm ngoái
Và những lời của năm sau đang chờ một giọng nói khác.
Và kết thúc chính là sự khởi đầu.”
Bố mẹ quan tâm đến sự phát triển kỹ năng và khơi dậy tiềm năng của trẻ từ 3-10 tuổi có thể đăng ký trải nghiệm cho con tại đây: https://bethongminh.vn/gioi-thieu-chuong-trinh-fastrackids-be-thong-minh/
—————————————
FASTRACKIDS – BÉ THÔNG MINH
Chương trình Phát triển Tư duy và Rèn luyện các bộ Kỹ năng thế kỷ 21 cho trẻ từ 3-10 tuổi
Bản quyền Hoa Kỳ
Lượt đọc: 164