Trẻ nhỏ và các mức độ học tập trong Thang cấp độ tư duy Bloom
Benjamin Bloom nghiên cứu về trẻ nhỏ và các mức độ học tập
Benjamin Bloom (1913-1999), là nhà tâm lý học và chuyên gia phân tích về cách thức học tập, ông được “kính trọng trên toàn thế giới vì những nghiên cứu về học tập, sự phát triển của con người và khái niệm làm chủ học tập và hình tháp học tập nổi tiếng của ông”., đặc biệt ông đã đưa ra hình tháp học tập để chúng ta hiểu khái niệm trẻ nhỏ và các mức độ học tập khác nhau. Benjamin Bloom là một trong những nhà giáo dục nổi tiếng nhất của Mỹ. Ông đã đóng góp rất nhiều trong lý thuyết về cách thức học tập của con người, làm thế nào để làm chủ được việc học tập và khuyến khích các nhà giáo dục tập trung vào việc tạo ra các cách thức toàn diện trong tất cả các môi trường học tập. Nghiên cứu cho thấy tài năng không phải là bẩm sinh mà là kết quả của sự chăm chỉ. Thực tế Bloom đã chứng minh được là rất nhiều người thành công nhất đã dành nhiều năm cố gắng trước khi gặt hái được kết quả. Bloom nhấn mạnh là thành công là sản phẩm của học hỏi , ảnh hưởng của cơ hội và sự phấn đấu. Năm 1965-966, Bloom là Chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Mỹ
Năm 1956, Benjamin Bloom dẫn đầu một nhóm các nhà tâm lý giáo dục xác định các hành vi tri thức quan trọng trong quá trình học, hiểu về trẻ nhỏ và các mức độ học tập để dạy và học tốt hơn. Bloom và các cộng sự xác định 3 lĩnh vực quan trọng trong học tập: tình cảm, vận động và nhận thức.Lĩnh vực ảnh hưởng thường được gọi là bên trong hoặc trực giác. Vận động bao gồm các kỹ năng thường được mô tả như khả năng làm bằng tay. Nhận thức dùng để chỉ quá trình suy nghĩ, trong đó họ xác định 6 mức độ học và các câu hỏi liên quan đến các mức độ học tập. Được gọi là Bloom’s Taxonomy- Thang Cấp độ Tư duy Bloom, các mức độ học tập được biểu diễn trong một hình tháp. Nền tảng của hình tháp gồm những câu hỏi đơn giản gợi nhớ về kiến thức, chuyển dần từ trạng thái đơn giản sang phức tạp hơn và cần suy nghĩ trừu tượng hơn và cần có sự đánh giá về kiến thức.
Nguyên tắc phân loại của Bloom trong Thang Cấp độ tư duy:
- Kiến thức: giai đoạn đầu tiên, bao gồm cả việc thu thập thông tin và khả năng nhớ lại thông tin khi cần thiết
- Lĩnh hội: là mức độ cơ bản của việc hiểu, bao gồm cả khả năng biết được những điều đang giao tiếp để sử dụng được thông tin
- Ứng dụng: là khả năng sử dụng các kỹ năng học được trong tình huống mới, bao gồm cả việc nhận biết thông tin, ý kiến và kỹ năng giải quyết vấn đề, sau đó chọn lựa và ứng dụng một cách chính xác
- Phân tích: Phân tích là khả năng chia nội dung thành các phần khác nhau để phân tích từng phần, thấy được mối quan hệ giữa chúng và nhận biết những nguyên lý tổ chức.
- Tổng hợp: Tổng hợp là khả năng kết hợp những thành phần đã có để có thể tạo ra được một ý kiến độc đáo. Đây là mức độ của sáng tạo
- Đánh giá: Đánh giá bao gồm việc xem xét lại và xác nhận thông tin, sự kiện và ý kiến sau đó đưa ra những phát ngôn thích hợp. ở mức độ này 1 người bộc lộ khả năng đánh giá giá trị của thông tin dựa vào các tiêu chí đã có.
Nguyên tắc của Bloom cũng giúp chúng ta đặt ra những câu hỏi thích hợp cho học sinh dựa trên những trình độ suy nghĩ khác nhau. Các nhà nghiên cứu xác định từ và ngữ có thể được bao gồm trong câu hỏi cho học sinh trong 6 mức độ học hỏi.
FasTracKids áp dụng nguyên tắc của Bloom như thế nào?
Các bài học FasTracKids được thiết kế theo các mức độ khác nhau theo hình tháp khiến tất cả trẻ tham gia vào vào giờ học. Trẻ cũng được hoàn thành nhiệm vụ của mình ở mức độ chúng đang đạt tới và giáo viên luôn khuyến khích trẻ suy nghĩ ở mức cao hơn.
Trong lớp học có bé Ari 4 tuổi chăm chỉ vẽ “người nước ngoài và quái vật đáng yêu” trên sản phẩm “thiếp dành tặng người thân”. Cô giáo có nhắc cậu về mục tiêu của món quà này và cậu bé đã nói: “con đang chuẩn bị tặng cho bạn thân nhất của con cái thiếp này vì con biết bạn ấy rất thích người nước ngoài và bạn ấy chắc chắn sẽ thích hình vẽ đó. Con cũng sẽ nói với bạn là bạn ấy có thể bảo con vẽ thêm cho bạn nhiều hình vẽ người nước ngoài hoặc quái vật đáng yêu khác nữa”. Ari đã cho thấy cậu đã có thể lĩnh hội được những kiến thức mới thông qua bài học.
Khi Kyle 7 tuổi bắt đầu hoạt động tương tự như trên, cậu chỉ vẽ xung quanh thiếp, trang trí nó thay vì chuẩn bị nội dung của phiếu. Khi được hỏi là sẽ làm gì với chiếc thiếp, cậu đã trả lời rằng cậu cần thêm thời gian suy nghĩ. Sau đó cậu quay trở lại và nói: “Con đã nghĩ ra rồi, mẹ con thỉnh thoảng rất buồn bực và khi đó mẹ sẽ cần tình yêu vì vậy con sẽ đưa phiếu này cho mẹ và bảo mẹ là lần sau nếu mẹ buồn, mẹ có thể dùng phiếu này để nhận tình yêu và con sẽ đến và mang tình yêu đến cho mẹ”. Kyle đã có thể phán đoán mẹ cần gì và làm thế nào để có thể giúp mẹ bằng phiếu đó. Điều này cho thấy Kyle đang ở mức độ phân tích trong bảng nguyên tắc phân loại của Bloom.
2 ví dụ này cho thấy rõ ràng 2 trẻ đã hoàn thành mục tiêu của chúng theo 2 cách khác nhau ở những mức độ khác nhau trong hình tháp của Bloom.
Cách giáo viên đặt câu hỏi trong lớp giúp cho học sinh đạt được thêm những thành tích mới cũng như phát triển tư duy lên mức cao hơn, hãy cùng xem 1 vài ví dụ:
Khi giáo viên muốn khuyến khích sự sáng tạo họ sẽ hỏi học sinh những câu hỏi như: “Điều gì xảy ra tiếp theo?”, “Điều này khiến con cảm thấy như thế nào?”Như vậy học sinh sẽ cần thu thập thêm thông tin và tiếp tục suy nghĩ các bước tiếp theo, qua đó não bộ được kết nối, học sinh học tập tốt hơn, giáo viên cũng từng bước hiểu được học sinh đã nắm được kiến thức tới đâu.
Khi giáo viên muốn khuyến khích sự tìm tòi, giáo viên có thể hỏi “Sự lựa chọn của con là gì?” Lúc này học sinh đánh giá tình huống, chọn lựa, quyết định và đưa ra ý kiến. Những học sinh khác trong lớp cũng học được từ chính những khám phá và ý kiến của bạn mình
Trong lớp học FasTracKids trẻ 4 tuổi đã được đặt câu hỏi : Nếu con đi cắm trại trong mùa hè và chỉ có thể mang theo 4 đồ vật, con sẽ mang theo những gì? Trong một thùng đồ có tới 20 đồ vật trẻ sẽ cần suy nghĩ, cân nhắc, đánh giá tình huống và lý giải được tại sao trẻ lại cần đèn pin, quần áo mùa hè, dép nhựa, mũ. Lúc này giáo viên đã sử dụng câu hỏi đánh giá để học sinh nghiên cứu chi tiết sự vật để đánh giá giá trị, chất lượng, tầm quan trọng, quy mô và điều kiện của từng tình huống.
Không phải đứa trẻ nào ở độ tuổi 3-8 đều hoàn thành cả 6 mức độ, chúng ta cần nhớ rằng học tập là quá trình diễn ra suốt đời, FasTracKids tạo ra một nền tảng tích cực cho trẻ học cách học tập và luôn khuyến khích trẻ đạt được những cấp độ cao hơn. Điều quan trọng nhất là chúng ta luôn cần luôn nhớ về vấn để trẻ nhỏ và các mức độ học tập để luôn đặt ra câu hỏi kích thích trẻ tư duy học hỏi và phát triển não bộ tốt nhất.
Quý vị quan tâm đến phương pháp học tập giúp con phát triển nhận thức, biết ứng dụng kiến thức vào những tình huống mới hoặc không ngại khó khi gặp một vấn đề mới, hãy quan tâm rèn luyện cho con ngay từ những năm đầu đời, và FasTracKids là một lựa chọn cực kỳ tốt cho mọi trẻ nhỏ, hãy đăng ký học Khám phá miễn phí để hiểu hơn về những điều tốt đẹp mà FasTracKids mang tới cho con bạn.
Hãy liên hệ 024 39411316,02436259031, 0982929815 hoặc 0961362606 để cùng chúng tôi chia sẻ những phương pháp dạy con tốt nhất, tận dụng tối đa cơ hội phát triển vàng của não bộ – giai đoạn 3-8 tuổi của con.
Lượt đọc: 4,792